Báo cáo nghiên cứu về cảm nhận của người dân Việt
Nam về vai trò của nhà nước và thị trường ở Việt Nam (CAMS 2011) được
công bố sáng 13/4 tại Hà Nội đã cho thấy một “nghịch lý” thú vị
trong quan điểm của người Việt đối với kinh tế thị trường.
“Yêu” kinh tế thị trường
Trong
cuộc khảo sát để hình thành nên CAMS 2011, có đến 87% người trong
tổng số hơn 1.000 người tham gia trả lời cho rằng mô hình kinh tế thị
trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác.Ngược lại, chỉ có
gần 7% cho rằng mô hình kinh tế nhà nước ưu việt hơn mô hình kinh tế
thị trường và hơn 6% cho rằng mô hình kinh tế nhà nước hay thị trường
không quan trọng.
Điều này, theo nhận định của các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu, là sự thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với mô hình kinh tế thị trường”.
Trong đó, nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và UBND và các sở ngành cấp tỉnh (92%), nhóm doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) và các cơ quan Đảng ở Trung ương là tương tự nhau (86-87%).
Tuy nhiên, chỉ có 75% số người trả lời của nhóm là đại biểu quốc hội và người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội cho rằng mô hình kinh tế thị trường là ưu việt, trong khi cũng chỉ có 83% số người thuộc nhóm doanh nghiệp gồm tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài ở Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt; thấp hơn mức trung bình và thấp hơn khá nhiều so với nhóm thuộc kinh tế nhà nước.
Mức độ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường cũng có sự khác biệt theo chức vụ và độ tuổi của người trả lời điều tra.
Gần 90% những người nắm chức vụ cao cấp ủng hộ mô hình kinh tế thị trường so với tỷ lệ 85% của nhóm chức vụ trung cấp hay bình thường. Tỷ lệ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường của nhóm người từ 30 tuổi đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên đều khoảng 90% so với tỷ lệ gần 83% của nhóm những người dưới 30 tuổi.
Khi đánh giá về chuyển đổi từ kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, cứ 1 trong 4 người được hỏi đã trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay cơ bản là nền kinh tế thị trường.
Nhóm nghề nghiệp đánh giá cao nhất về nỗ lực này của Việt Nam là cán bộ của UBND và sở ngành cấp tỉnh với tỷ lệ là 33% và thấp nhất là cơ quan báo chí với tỷ lệ là 3%. Gần 60% người trả lời chỉ đồng ý một phần về nhận định nói trên.
Ở thái cực ngược lại, chỉ có 22% số người trả lời đồng ý về nhận định nền kinh tế Việt Nam hiện nay về cơ bản là một nền kinh tế nhà nước. Tỷ lệ đồng ý cao nhất thuộc về nhóm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Đó là những người trả lời đến từ các đại sứ quán, tổ chức quốc tế (40%) và các doanh nghiệp FDI (39%). Không có một ai từ các cơ quan Đảng ở Trung ương và 8% từ UBND và các sở, ngành cấp tỉnh đồng ý với nhận định nói trên.
Như vậy, có thể nói, người nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại các tổ chức quốc tế và người trong nước có đánh giá tương đối khác nhau về mức độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. Cụ thể là, mức độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo đánh giá của người từ các tổ chức quốc tế là thấp hơn so với đánh giá của những người trong nước.
Theo các chuyên gia, kết quả nói trên cũng có thể hiểu được; bởi vì, có lẽ người nước ngoài so sánh nền kinh tế Việt Nam hiện nay với nền kinh tế của quốc gia họ hoặc ở nước khác mà họ đã sống và làm việc; trong khi đó, người trong nước so sánh nền kinh tế Việt Nam hiện nay với trước đây.
Nhưng vẫn thích nhà nước… định giá
Tuy nhiên, ngay cả khi đã bày tỏ “tình yêu” khá rõ ràng với kinh tế thị trường, nhiều người dường như vẫn mong muốn được nhà nước bảo hộ về vấn đề giá cả.
Điều này, theo ví von của ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế và Trọng tài thuộc VCCI, là dường như người Việt Nam vẫn "dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng"!
Điều đáng ngạc nhiên là kết quả khảo sát cho thấy rằng đa số người Việt Nam cho rằng Nhà nước nên can thiệp vào thị trường. 68% số người trả lời cuộc điều tra này cho rằng Nhà nước nên can thiệp vào thị trường để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình. Tỷ lệ cho rằng giá cả nên được quyết định bởi thị trường chỉ đạt hơn ¼ số người trả lời điều tra.
Chính vì điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng CAMS 2011 đã cho thấy một bức tranh tương đối mâu thuẫn là đa số người Việt Nam ủng hộ cao mô hình kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân đối với doanh nghiệp, đòi hỏi mức độ minh bạch cao trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước…, nhưng lại ủng hộ việc Nhà nước nên can thiệp vào thị trường liên quan đến giá cả các hàng hóa thiết yếu.
Theo bà Phạm Chi Lan, một thành viên của nhóm nghiên cứu, có thể là phần lớn hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền, thống lĩnh thị trường (như điện, xăng dầu, ngoại tệ, vàng, đất đai, các nguyên liệu cơ bản, dịch vụ tài chính, hàng không, đường sắt…) nên người dân lo ngại về hệ quả xấu, nếu Nhà nước không có sự kiểm soát tốt.
Lý do thứ hai có thể xuất phát từ cách thức truyền thông và các thông điệp liên quan từ các phương tiện truyền thông.
Cụ thể là, mỗi khi có biến động giá cả trên thị trường, nhìn chung, các cơ quan truyền thông thường đổ lỗi cho đầu cơ, lợi dụng của những người kinh doanh để trục lợi; đồng thời, yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan phải can thiệp kịp thời.
Và thông điệp cho dân chúng thường là Nhà nước can thiệp thì tốt, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hơn là để thị trường tự quyết định giá.
Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao trên nhiều lĩnh vực những năm gần đây, kỳ vọng của người Việt Nam về vai trò của Nhà nước trong can thiệp và bình ổn giá cả tăng lên…
Nhưng cũng có thể là do nhận thức và hiểu biết về kinh tế thị trường, sự vận hành của thị trường và tác dụng của nó trong giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế của tất cả các bên có liên quan còn hạn chế; sự do dự trong lựa chọn giữa thị trường và nhà nước, trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn có đâu đó với mức độ khác nhau trong mỗi người Việt Nam.
Tuy vậy, một điểm đáng lo ngại là khi đánh giá mức độ gia tăng số lượng các quy định của Nhà nước trong 5 năm qua (từ 2006 - 2011) để bình ổn giá các hàng hóa thiết yếu mà các gia đình tiêu thụ thì 59% người trả lời cho rằng tăng và chỉ 9% cho rằng giảm. Hầu hết các nhóm nghề nghiệp đều cho rằng số lượng các quy định của nhà nước can thiệp để bình ổn giá đã tăng lên trong 5 năm vừa qua.
Đối với chương trình bình ổn giá, trong những năm gần đây, chính quyền một số địa phương đã khởi xướng và thực hiện “chương trình bình ổn giá” nhằm ổn định giá cả của một số hàng hóa thiết yếu. Cách thức thực hiện thường là nhà nước chi tiền hỗ trợ một số doanh nghiệp được lựa chọn (như cung cấp vốn vay không lãi suất hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp) để bán các loại hàng hóa thiết yếu ở mức giá thấp hơn giá thị trường.
Đáng lưu ý là tỷ lệ ủng hộ chương trình bình ổn giá cả có tương quan tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Chẳng hạn như đối với nhóm người trả lời có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống thì đến 58% cho rằng chương trình bình ổn giá có hiệu quả so với tỷ lệ 21% của nhóm tốt nghiệp sau đại học.
Và ngược lại có 75% số người tốt nghiệp sau đại học cho rằng chương trình bình ổn giá không có hiệu quả so với tỷ lệ 31% của nhóm người trả lời tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống.
Như vậy, có thể mức độ nhận thức và hiểu biết về kinh tế thị trường có tác động đến nhận thức về vai trò của Nhà nước và thị trường, cũng như yêu cầu và tốc độ cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Cảm nhận của người dân ở phần này của cuộc điều tra một lần nữa phản ánh bức tranh nửa sáng nửa tối của hệ thống kinh tế Việt Nam, trong đó vai trò của nhà nước và thị trường trong các hoạt động kinh doanh và trong việc quyết định giá cả không rạch ròi.
Chính do thực tế nhà nước còn trực tiếp tham gia hoặc can thiệp vào rất nhiều hoạt động kinh doanh, quyết định giá cả của nhiều mặt hàng lớn, nên người dân nhìn nhận không rõ vai trò của thị trường, và tin vào sức mạnh của nhà nước khi can thiệp vào giá cả có thể bảo vệ cho mình khỏi những bất lợi do biến động thị trường.
Mặt khác, với hệ thống thông tin còn kém minh bạch hiện nay, phần lớn người dân cũng không có nhiều thông tin để biết được nguyên nhân cốt lõi của những biến động thị trường gây bất lợi cho họ là từ đâu, trong khi số lớn các quan chức nhà nước và truyền thông thường che giấu những khiếm khuyết của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong các hoạt động kinh doanh và đổ trách nhiệm cho thị trường về những biến động tiêu cực.
Mức độ gia tăng số lượng các quy định của Nhà nước trong 5 năm qua để bình ổn giá, như hầu hết các nhóm nghề nghiệp đánh giá, đã cho thấy sự can thiệp tăng lên của nhà nước vào giá cả thị trường là không phù hợp với yêu cầu cải cách và các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại.
Trong khi đó, thực tế diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này lại là bất chấp sự can thiệp mạnh của nhà nước, lạm phát vẫn tăng cao, giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa liên tục leo thang, tác động nặng nề tới ổn định kinh tế vĩ mô và thu nhập thực tế của người dân. Như vậy, theo nhóm nghiên cứu, rõ ràng sự can thiệp của nhà nước theo cách đã làm chưa hẳn đã là phương thuốc đúng và hiệu lực, hiệu quả để ổn định thị trường.
“Yêu” kinh tế thị trường
Người Việt Nam tuy "yêu" kinh tế thị trường, nhưng lại vẫn mong chờ nhà nước... bình ổn giá! |
Điều này, theo nhận định của các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu, là sự thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với mô hình kinh tế thị trường”.
Trong đó, nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và UBND và các sở ngành cấp tỉnh (92%), nhóm doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) và các cơ quan Đảng ở Trung ương là tương tự nhau (86-87%).
Tuy nhiên, chỉ có 75% số người trả lời của nhóm là đại biểu quốc hội và người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội cho rằng mô hình kinh tế thị trường là ưu việt, trong khi cũng chỉ có 83% số người thuộc nhóm doanh nghiệp gồm tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài ở Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt; thấp hơn mức trung bình và thấp hơn khá nhiều so với nhóm thuộc kinh tế nhà nước.
Mức độ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường cũng có sự khác biệt theo chức vụ và độ tuổi của người trả lời điều tra.
Gần 90% những người nắm chức vụ cao cấp ủng hộ mô hình kinh tế thị trường so với tỷ lệ 85% của nhóm chức vụ trung cấp hay bình thường. Tỷ lệ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường của nhóm người từ 30 tuổi đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên đều khoảng 90% so với tỷ lệ gần 83% của nhóm những người dưới 30 tuổi.
Khi đánh giá về chuyển đổi từ kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, cứ 1 trong 4 người được hỏi đã trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay cơ bản là nền kinh tế thị trường.
Nhóm nghề nghiệp đánh giá cao nhất về nỗ lực này của Việt Nam là cán bộ của UBND và sở ngành cấp tỉnh với tỷ lệ là 33% và thấp nhất là cơ quan báo chí với tỷ lệ là 3%. Gần 60% người trả lời chỉ đồng ý một phần về nhận định nói trên.
Ở thái cực ngược lại, chỉ có 22% số người trả lời đồng ý về nhận định nền kinh tế Việt Nam hiện nay về cơ bản là một nền kinh tế nhà nước. Tỷ lệ đồng ý cao nhất thuộc về nhóm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Đó là những người trả lời đến từ các đại sứ quán, tổ chức quốc tế (40%) và các doanh nghiệp FDI (39%). Không có một ai từ các cơ quan Đảng ở Trung ương và 8% từ UBND và các sở, ngành cấp tỉnh đồng ý với nhận định nói trên.
Như vậy, có thể nói, người nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại các tổ chức quốc tế và người trong nước có đánh giá tương đối khác nhau về mức độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. Cụ thể là, mức độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo đánh giá của người từ các tổ chức quốc tế là thấp hơn so với đánh giá của những người trong nước.
Theo các chuyên gia, kết quả nói trên cũng có thể hiểu được; bởi vì, có lẽ người nước ngoài so sánh nền kinh tế Việt Nam hiện nay với nền kinh tế của quốc gia họ hoặc ở nước khác mà họ đã sống và làm việc; trong khi đó, người trong nước so sánh nền kinh tế Việt Nam hiện nay với trước đây.
Nhưng vẫn thích nhà nước… định giá
Tuy nhiên, ngay cả khi đã bày tỏ “tình yêu” khá rõ ràng với kinh tế thị trường, nhiều người dường như vẫn mong muốn được nhà nước bảo hộ về vấn đề giá cả.
Điều này, theo ví von của ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế và Trọng tài thuộc VCCI, là dường như người Việt Nam vẫn "dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng"!
Điều đáng ngạc nhiên là kết quả khảo sát cho thấy rằng đa số người Việt Nam cho rằng Nhà nước nên can thiệp vào thị trường. 68% số người trả lời cuộc điều tra này cho rằng Nhà nước nên can thiệp vào thị trường để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình. Tỷ lệ cho rằng giá cả nên được quyết định bởi thị trường chỉ đạt hơn ¼ số người trả lời điều tra.
Chính vì điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng CAMS 2011 đã cho thấy một bức tranh tương đối mâu thuẫn là đa số người Việt Nam ủng hộ cao mô hình kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân đối với doanh nghiệp, đòi hỏi mức độ minh bạch cao trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước…, nhưng lại ủng hộ việc Nhà nước nên can thiệp vào thị trường liên quan đến giá cả các hàng hóa thiết yếu.
Theo bà Phạm Chi Lan, một thành viên của nhóm nghiên cứu, có thể là phần lớn hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền, thống lĩnh thị trường (như điện, xăng dầu, ngoại tệ, vàng, đất đai, các nguyên liệu cơ bản, dịch vụ tài chính, hàng không, đường sắt…) nên người dân lo ngại về hệ quả xấu, nếu Nhà nước không có sự kiểm soát tốt.
Lý do thứ hai có thể xuất phát từ cách thức truyền thông và các thông điệp liên quan từ các phương tiện truyền thông.
Cụ thể là, mỗi khi có biến động giá cả trên thị trường, nhìn chung, các cơ quan truyền thông thường đổ lỗi cho đầu cơ, lợi dụng của những người kinh doanh để trục lợi; đồng thời, yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan phải can thiệp kịp thời.
Và thông điệp cho dân chúng thường là Nhà nước can thiệp thì tốt, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hơn là để thị trường tự quyết định giá.
Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao trên nhiều lĩnh vực những năm gần đây, kỳ vọng của người Việt Nam về vai trò của Nhà nước trong can thiệp và bình ổn giá cả tăng lên…
Nhưng cũng có thể là do nhận thức và hiểu biết về kinh tế thị trường, sự vận hành của thị trường và tác dụng của nó trong giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế của tất cả các bên có liên quan còn hạn chế; sự do dự trong lựa chọn giữa thị trường và nhà nước, trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn có đâu đó với mức độ khác nhau trong mỗi người Việt Nam.
Tuy vậy, một điểm đáng lo ngại là khi đánh giá mức độ gia tăng số lượng các quy định của Nhà nước trong 5 năm qua (từ 2006 - 2011) để bình ổn giá các hàng hóa thiết yếu mà các gia đình tiêu thụ thì 59% người trả lời cho rằng tăng và chỉ 9% cho rằng giảm. Hầu hết các nhóm nghề nghiệp đều cho rằng số lượng các quy định của nhà nước can thiệp để bình ổn giá đã tăng lên trong 5 năm vừa qua.
Đối với chương trình bình ổn giá, trong những năm gần đây, chính quyền một số địa phương đã khởi xướng và thực hiện “chương trình bình ổn giá” nhằm ổn định giá cả của một số hàng hóa thiết yếu. Cách thức thực hiện thường là nhà nước chi tiền hỗ trợ một số doanh nghiệp được lựa chọn (như cung cấp vốn vay không lãi suất hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp) để bán các loại hàng hóa thiết yếu ở mức giá thấp hơn giá thị trường.
Đáng lưu ý là tỷ lệ ủng hộ chương trình bình ổn giá cả có tương quan tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Chẳng hạn như đối với nhóm người trả lời có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống thì đến 58% cho rằng chương trình bình ổn giá có hiệu quả so với tỷ lệ 21% của nhóm tốt nghiệp sau đại học.
Và ngược lại có 75% số người tốt nghiệp sau đại học cho rằng chương trình bình ổn giá không có hiệu quả so với tỷ lệ 31% của nhóm người trả lời tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống.
Như vậy, có thể mức độ nhận thức và hiểu biết về kinh tế thị trường có tác động đến nhận thức về vai trò của Nhà nước và thị trường, cũng như yêu cầu và tốc độ cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Cảm nhận của người dân ở phần này của cuộc điều tra một lần nữa phản ánh bức tranh nửa sáng nửa tối của hệ thống kinh tế Việt Nam, trong đó vai trò của nhà nước và thị trường trong các hoạt động kinh doanh và trong việc quyết định giá cả không rạch ròi.
Chính do thực tế nhà nước còn trực tiếp tham gia hoặc can thiệp vào rất nhiều hoạt động kinh doanh, quyết định giá cả của nhiều mặt hàng lớn, nên người dân nhìn nhận không rõ vai trò của thị trường, và tin vào sức mạnh của nhà nước khi can thiệp vào giá cả có thể bảo vệ cho mình khỏi những bất lợi do biến động thị trường.
Mặt khác, với hệ thống thông tin còn kém minh bạch hiện nay, phần lớn người dân cũng không có nhiều thông tin để biết được nguyên nhân cốt lõi của những biến động thị trường gây bất lợi cho họ là từ đâu, trong khi số lớn các quan chức nhà nước và truyền thông thường che giấu những khiếm khuyết của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong các hoạt động kinh doanh và đổ trách nhiệm cho thị trường về những biến động tiêu cực.
Mức độ gia tăng số lượng các quy định của Nhà nước trong 5 năm qua để bình ổn giá, như hầu hết các nhóm nghề nghiệp đánh giá, đã cho thấy sự can thiệp tăng lên của nhà nước vào giá cả thị trường là không phù hợp với yêu cầu cải cách và các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại.
Trong khi đó, thực tế diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này lại là bất chấp sự can thiệp mạnh của nhà nước, lạm phát vẫn tăng cao, giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa liên tục leo thang, tác động nặng nề tới ổn định kinh tế vĩ mô và thu nhập thực tế của người dân. Như vậy, theo nhóm nghiên cứu, rõ ràng sự can thiệp của nhà nước theo cách đã làm chưa hẳn đã là phương thuốc đúng và hiệu lực, hiệu quả để ổn định thị trường.
ANH MINH/VNECONOMY