5 mẹo trả lời phỏng vấn về mức lương khiến mọi nhà tuyển dụng gật gù

Bạn sẽ thường gặp các câu hỏi khi deal lương trong các buổi phỏng vấn như: Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu? Bạn nghĩ lương có phải là yếu tố quan trọng không? Bạn sẽ cảm thấy bối rối không biết phải trả lời như thế nào cho hợp lý để chinh phục nhà tuyển dụng. Tham khảo ngay 5 mẹo trả lời phỏng vấn về mức lương khiến mọi nhà tuyển dụng gật gù trong bài viết bên dưới nhé!


Giới thiệu về deal lương

Deal lương là gì?

Deal lương là một thuật ngữ quen thuộc và phổ biến đối với người lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp. Khi nhắc đến deal lương, nhiều người thường nghĩ đến việc thỏa thuận mức lương có thể nhận được trước khi bắt đầu tham gia lao động trong doanh nghiệp.

Cách hiểu này không sai nhưng chưa đủ. Bởi deal lương còn là việc thỏa thuận về các quyền và lợi ích liên quan như khoản phụ cấp, trợ cấp, lương trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, các khoản thưởng,…

Các câu hỏi về mức lương thường gặp trong các buổi phỏng vấn

1. Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu?


Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, ứng tuyển lần đầu cần trang bị các thông tin về lương trước buổi phỏng vấn để tìm ra mức lương trung bình và phạm vi lương cho các công việc tương tự trong khu vực, ngành, thành phố bạn đang sinh sống.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về lương gross và lương net, hiểu rõ sự khác biệt của hai khái niệm này. Hiện Việc Làm 24h có công cụ tính lương gross sang net rất tiện lợi cho các ứng viên và người lao động khi muốn tìm hiểu kỹ về vấn đề này.


Công cụ tính lương Gross sang Net cực kỳ hữu dụng từ Việc Làm 24h.


2. Bạn nghĩ lương có là yếu tố quan trọng hay không?

Tiền lương không chỉ đơn thuần là số tiền bạn nhận được hàng tháng mà nó còn là cách nhà tuyển dụng đánh giá và ghi nhận sự cống hiến của bạn cho công việc. Vì thế, cần tránh các câu trả lời sáo rỗng hình thức như “Đối với tôi tiền lương không phải là yếu tố quyết định mà tôi mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp…”


Câu trả lời có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không coi trọng tiền lương và cũng không xem trọng công việc này. Bên cạnh đó, ứng viên này đang nói dối hoặc anh ta không biết được năng lực của mình đến đâu.

3. Bạn nghĩ gì nếu được đề nghị một mức lương thấp hơn mong đợi?

Trường hợp bạn rất hài lòng về vị trí công việc ứng tuyển nhưng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không được như bạn mong muốn, bạn nên cân nhắc kỹ về những phúc lợi, bảo hiểm và hỗ trợ khác từ công ty. Từ đó, hãy tổng hợp và đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối từ lời đề nghị của nhà tuyển dụng.

Nếu thật sự bạn có khả năng mang đến giá trị mong muốn cho nhà tuyển dụng, hãy tự tin thương lượng mức lương hợp lý với họ.

4. Công ty cũ trả lương cho bạn như thế nào?

Đối với những câu hỏi đề cập đến mức lương của công ty cũ, nếu bạn không muốn tiết lộ về mức lương hiện tại hãy nói cách sau đây:

Xin lỗi anh/ chị. Công ty trước đây của tôi yêu cầu phải tuyệt đối bảo mật thông tin lương của nhân viên. Việc bảo mật mức lương của nhân viên là chuyện khá phổ biến ở một số công ty hiện nay.

Ngoài ra, bạn có thể cung cấp một khoảng dao động từ mức A đến mức B. Hoặc bạn có thể khéo léo chuyển nội dung trò chuyện sang đề cập mức lương bạn mong muốn nhé.

5. Bạn nghĩ sao về việc thăng chức nhưng không tăng lương?

Vị trí mới có mang đến cho bạn những cơ hội được học hỏi, trải nghiệm và trau dồi kỹ năng nhiều hơn.

Dĩ nhiên tiền lương khá quan trọng, nhưng bạn nên xem xét những chế độ, quyền lợi khác như môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, chính sách đào tạo,… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng

Bên cạnh đó, nếu không tăng lương nhưng bạn có thể nhận được những lợi ích khác, ngoài tiền bạc như thêm ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt hơn, máy tính mới, trợ cấp điện thoại, xăng xe… hay không?

Kết luận 

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã bỏ túi được cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn về mức lương khiến mọi nhà tuyển dụng đều phải gật gù. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hay ho và bổ ích trên trang Nghề Nghiệp Việc Làm 24h

Tra cứu 38 Cụm Thi THPT Quốc Gia 2015

Danh sách cụ thể 38 cụm thi:
1. Các cụm thi đặt tại Hà Nội

Khu vực Hà Nội có 8 cụm thi do các trường ĐH chủ trì như sau:
Cụm thi số 1: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội;
Cụm thi số 2: Trường ĐH Kinh tế quốc dân;
Cụm thi số 3: Trường ĐH Thủy lợi;
Cụm thi số 4: Học viện Kỹ thuật quân sự;
Cụm thi số 5: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội;
Cụm thi số 6: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội;
Cụm thi số 7: Trường ĐH Lâm nghiệp;
Cụm thi số 8: Học viện Nông nghiệp VN.
Các cụm thi này dành cho thí sinh của Hà Nội và 5 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Bắc Ninh.
2. Các cụm thi đặt tại TP.HCM

Khu vực TP.HCM có 8 cụm thi do các trường ĐH chủ trì như sau:
Cụm thi số 9: ĐH Quốc gia TP.HCM;
Cụm thi số 10: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM;
Cụm thi số 11: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM;
Cụm thi số 12: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM;
Cụm thi số 13: Trường ĐH Sài Gòn;
Cụm thi số 14: Trường ĐH Tôn Đức Thắng;
Cụm thi số 15: Trường ĐH Y Dược TP.HCM;
Cụm thi số 16: Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM.
Các cụm thi này dành cho thí sinh của TP.HCM và 6 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận và Tây Ninh.
3. Các cụm thi đặt tại TP.Hải Phòng

Khu vực Hải Phòng có 2 cụm thi do các trường ĐH chủ trì như sau:
Cụm thi số 17: Trường ĐH Hàng hải VN;
Cụm thi số 18: Trường ĐH Hải Phòng (phối hợp với Trường ĐH Giao thông vận tải).
Các cụm thi này dành cho thí sinh của TP.Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương.
4. Các cụm thi đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
Cụm thi số 19: Đặt tại tỉnh Sơn La, do Trường ĐH Tây Bắc chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Điện Biên và Sơn La.
Cụm thi số 20: Đặt tại tỉnh Thái Nguyên, do ĐH Thái Nguyên chủ trì, dành cho thí sinh của 5 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Cụm thi số 21: Đặt tại tỉnh Tuyên Quang, do Trường ĐH Tân Trào chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Hà Giang và Tuyên Quang.
Cụm thi số 22: Đặt tại tỉnh Phú Thọ, do Trường ĐH Hùng Vương chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Mỏ - Địa chất), dành cho thí sinh của 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu.
Cụm thi số 23: Đặt tại tỉnh Thái Bình, do Trường ĐH Y Thái Bình chủ trì, dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Thái Bình và Hưng Yên.
Cụm thi số 24: Đặt tại tỉnh Thanh Hóa, do Trường ĐH Hồng Đức chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Y Hà Nội), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Thanh Hóa và Ninh Bình.
Cụm thi số 25: Đặt tại tỉnh Nghệ An, do Trường ĐH Vinh chủ trì, dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh.
Cụm thi số 26: Đặt tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, do ĐH Huế chủ trì, dành cho thí sinh của 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Cụm thi số 27: Đặt tại TP.Đà Nẵng, do ĐH Đà Nẵng chủ trì, dành cho thí sinh của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Cụm thi số 28: Đặt tại tỉnh Bình Định, do Trường ĐH Quy Nhơn chủ trì, dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Bình Định và Quảng Ngãi.
Cụm thi số 29: Đặt tại tỉnh Gia Lai, do cơ sở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại tỉnh Gia Lai chủ trì, dành cho thí sinh của các tỉnh: Gia Lai và Kon Tum.
Cụm thi số 30: Đặt tại tỉnh Đắk Lắk, do Trường ĐH Tây nguyên chủ trì, dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
Cụm thi số 31: Đặt tại tỉnh Lâm Đồng, do Trường ĐH Đà Lạt chủ trì, dành cho thí sinh của các tỉnh: Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Cụm thi số 32: Đặt tại tỉnh Khánh Hòa, do Trường ĐH Nha Trang chủ trì, dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Khánh Hòa và Phú Yên.
Cụm thi số 33: Đặt tại TP.Cần Thơ, do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì, dành cho thí sinh của TP.Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang.
Cụm thi số 34: Đặt tại tỉnh Đồng Tháp, do Trường ĐH Đồng Tháp chủ trì, dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Đồng Tháp và Long An.
Cụm thi số 35: Đặt tại tỉnh Trà Vinh, do Trường ĐH Trà Vinh chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Trà Vinh và Vĩnh Long.
Cụm thi số 36: Đặt tại tỉnh Tiền Giang, do Trường ĐH Tiền Giang chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Tiền Giang và Bến Tre.
Cụm thi số 37: Đặt tại tỉnh An Giang, do Trường ĐH An Giang chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Luật TP.HCM), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: An Giang và Kiên Giang.
Cụm thi số 38: Đặt tại tỉnh Bạc Liêu, do Trường ĐH Bạc Liêu chủ trì (phối hợp với Trường ĐH Y Dược Cần Thơ), dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Bạc Liêu và Cà Mau.

Quy Chế Thi Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia 2015

Chiều tối 26/2, Bộ GD&ĐT công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015. Với mục tiêu lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT; cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan và công bằng.

 Thi Toán, Văn với tất cả các khối

Diễn ra vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7/2015, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại.

Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được Giám đốc sở GD&ĐT xem xét, quyết định cho phép chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải dự thi 4 môn nói trên và đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển sinh do trường ĐH, CĐ quy định. Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải đăng ký dự thi các môn thi theo quy định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.

Tham khảo thêm: Cách chấm điểm thi tốt nghiệp 2015

Hai loại cụm thi

Những cụm thi cho các thí sinh vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ do trường ĐH chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT. Những cụm thi này sẽ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất hai tỉnh, thành phố.

Những thí sinh chỉ dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức thi trong cụm tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với trường ĐH.

Nộp hồ sơ trước 30/4

Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi theo hướng dẫn của các trường, thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GD&ĐT quy định. Hạn cuối nhận hồ sơ dự thi là trước ngày 30/4 hàng năm. Hết hạn nộp hồ sơ nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi.

Đề chủ yếu trong chương trình lớp 12, thang điểm 10

Đề thi sẽ đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ). Đề thi tự luận ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10.

Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giảng viên các trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên các viện nghiên cứu, giáo viên trường phổ thông. Mỗi môn thi có một tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi.

Giáo viên chấm bài thi tự luận theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm. Các phiếu bài làm trắc nghiệm của thí sinh đều được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chấm có chức năng kiểm dò và xác định các lỗi theo quy chế thi

Thí sinh được cấp 1 giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 và 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét nguyện vọng bổ sung.

Giấy chứng nhận dùng xét tuyển nguyện vọng 1 có thể đăng ký vào tối đa bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của cùng một trường trong đợt đầu tiên. Trong thời gian xét tuyển nếu thấy khả năng trúng tuyển thấp, thí sinh có quyền rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển vào trường khác.

Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh có quyền dùng ba giấy chứng nhận kết quả thi còn lại để đăng ký xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Mỗi giấy chứng nhận kết quả thi này có thể đăng ký xét tuyển vào tối đa bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường. Như vậy, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tối đa vào 12 ngành thuộc ba trường khác nhau.

5 điểm trở lên đạt tốt nghiệp

Điểm xét tốt nghiệp gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12

Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi đều đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Sau khi báo cáo Bộ, giám đốc sở GD&ĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh. Giấy chứng nhận do Hiệu trưởng trường phổ thông ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức.

Thanh tra thi thường xuyên

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, Bộ trưởng Giáo dục sẽ thành lập các đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại tất cả các Hội đồng và Sở Giáo dục. Giám đốc các Sở Giáo dục được quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi của các cơ sở giáo dục và xét công nhận tốt nghiệp THPT trên địa bàn.

Như vậy, sau hơn 45 ngày trưng cầu dân ý, Bộ Giáo dục đã hoàn chỉnh quy chế thi với nhiều thay đổi như tổ chức thêm cụm thi địa phương tùy theo yêu cầu, bãi bỏ thang điểm 20, quay về thang điểm 10, tăng thêm cơ hội xét tuyển cho thí sinh...

Tham khảo thêm: Cách chấm điểm thi tốt nghiệp 2015

Cách chấm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2015

Theo thông tin chính thức mới ban hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì cách thức chấm điểm thi tốt nghiệp năm 2015 như sau, các bạn tham khảo để xác định hướng đi cho mình nha!


Năm nay sẽ tổ chức thi cụm theo 2 phương cách:

Những cụm thi cho các thí sinh vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ do trường ĐH chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT. Những cụm thi này sẽ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất hai tỉnh, thành phố.

Những thí sinh chỉ dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức thi trong cụm tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với trường ĐH.

Cách chấm điểm thi tốt nghiệp 2015

Điểm xét tốt nghiệp gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau:


[​IMG]
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi đều đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Sau khi báo cáo Bộ, giám đốc sở GD&ĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh. Giấy chứng nhận do Hiệu trưởng trường phổ thông ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức.

Xem thêm: Quy Chế Thi Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia 2015

Luật lao động 2015- Những lý do để bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ năm 2015 , tất cả nhân viên vi phạm các trường hợp dưới đây sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng lao động
Tự ý cắt đứt hợp đồng lao động mà không báo trước, Báo trước nhưng lại không đủ số ngày theo quy định hoặc không đưa ra lý do rõ ràng.
Những trường hợp trên có thể sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc, bồi thường lương tháng cuối, bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp và đặc biệt hơn là không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.


Điều này được quy định như sau:
Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật : Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Bộ luật này.
Điều 38, 39 dành cho người sử dụng lao động còn điều 37 là:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
cool.gif Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
cool.gif Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Đừng cố gắng chứng tỏ mình đúng!


Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ của người khác nếu bạn nghĩ rằng bạn đúng còn họ thì sai? Tâm lý học chỉ ra rằng điều không nên làm nhất lại là điều mà chúng ta thường hay làm.
Tôi e là tôi phải nói rằng anh đã sai. Lập trường của anh không hợp lý. Hãy lắng nghe và tôi sẽ rất vui lòng giải thích rõ những lý do tại sao tôi đúng còn anh sai. Bạn có sẵn sàng để bị thuyết phục không?

Cứng đầu hơn

Cho dù chủ đề có là biến đổi khí hậu, Trung Đông hay kế hoạch đi nghỉ mát thì đây cũng là cách mà nhiều người trong chúng ta áp dụng khi chúng ta cố gắng thuyết phục người khác thay đổi ý kiến. Đó cũng là cách mà thường dẫn đến việc đối tượng bị thuyết phục trở nên cứng đầu hơn.
Các công trình nghiên cứu cho thấy có một cách tốt hơn – đó là lắng nghe nhiều hơn và và bớt tìm cách dồn đối thủ nhận thua.
Khoảng hơn một thế kỷ trước đây Leonid Rozenblit và Frank Keil ở Đại học Yale cho rằng trong nhiều trường hợp mọi người tin rằng mình hiểu bản chất của mọi việc trong khi trong thực tế hiểu biết của họ chỉ dừng lại ở bề mặt mà thôi.
Họ gọi điều này là ‘ảo ảnh chiều sâu khám phá’. Họ bắt đầu công trình với việc yêu cầu các đối tượng hỗ trợ nghiên cứu tự đánh giá xem họ hiểu các nguyên tắc của việc dội toilet, đồng hồ tốc độ trên xe hơi và máy may như thế nào.
Sau đó, những người này được yêu cầu trình bày những gì họ hiểu và trả lời một số câu hỏi.
Kết quả cho thấy, về trung bình, những người tham gia thí nghiệm đánh giá hiểu biết của họ tệ hơn sau khi được kiểm tra.
Vấn đề là, các nhà nghiên cứu cho biết, chúng ta lầm lẫn giữa hai việc là mình quen thuộc với những điều này với việc mình có hiểu chi tiết nguyên tắc làm việc của nó hay không.

Có thật sự hiểu vấn đề?

Bình thường thì không có ai kiểm tra chúng ta và nếu có thắc mắc gì thì chúng ta chỉ cần nhìn lại sự việc mà thôi. Các nhà tâm lý gọi hiện tượng này là con người thường có khuynh hướng ‘đi tắt’ trong tư duy khi đưa ra những quyết định hoặc đánh giá.
Tại sao phải mắc công tìm hiểu mọi thứ trong khi không làm cũng không sao? Điều lý thú là chúng ta có thể che giấu với chính mình hiểu biết của chúng ta nông cạn như thế nào.
Đây là một hiện tượng quen thuộc đối với bất cứ ai đã từng dạy cái gì đó. Thông thường, chỉ cần những khoảnh khắc đầu tiên khi chúng ta bắt đầu tập trước những gì chúng ta sẽ nói để trình bày một vấn đề, hoặc tệ hơn, chỉ cần câu hỏi đầu tiên của sinh viên đưa ra, là chúng ta nhận ra rằng mình không thật sự hiểu vấn đề.
Trên toàn thế giới, các giáo viên nói với nhau rằng: “Tôi không thật sự hiểu vấn đề cho đến khi tôi dạy nó.” Cũng như nhà nghiên cứu và nhà phát minh Mark Changizi mỉa mai: “Tôi phát hiện ra rằng dù tôi dạy có tệ thế nào đi nữa tôi vẫn học được cái gì đó.”
Công trình nghiên cứu được xuất bản hồi năm ngoái về ‘ảo tưởng hiểu’ cho thấy nó được vận dụng để thuyết phục người khác rằng họ đã sai như thế nào. Nhóm nghiên cứu do ông Philip Fernbach ở Đại học Colorado lập luận rằng việc này cũng có tác dụng như nhau trong hiểu biết chính trị và trong việc hiểu nguyên tắc hoạt động của toilet.
Nhóm nghiên cứu này cho rằng những ai có lập trường chính trị mạnh mẽ thường cởi mở hơn đối với những ý kiến khác biệt khi được yêu cầu giải thích một cách chính xác vì sao họ cho rằng chính sách họ ủng hộ sẽ đem lại kết quả họ tin tưởng.

Khảo sát qua mạng

Kêu gọi một số người Mỹ tham gia thí nghiệm trên mạng Internet, nhóm nghiêm cứu đã hỏi ý kiến những người này về một loạt các chính sách gây tranh cãi cùa Mỹ, chẳng hạn như áp đặt lệnh cấm vận đối với Iran, y tế và chính sách cắt giảm khí CO2. Một số người trong nhóm thứ nhất được yêu cầu trình bày quan điểm và đưa ra lý do tại sao họ có quan điểm như vậy. Những người này có cơ hội đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề cũng giống như bất cứ ai có cơ hội trình bày quan điểm của mình trong một cuộc tranh luận.
Còn nhóm thứ hai lại làm một việc khác và khác một cách tinh tế. Họ được yêu cầu phân tích chính sách mà họ ủng hộ sẽ thành công hay thất bại như thế nào. Họ được yêu cầu theo dõi từng bước từ đầu cho đến cuối – từ lúc chính sách đó hình thành cho đến kết quả mà nó được mong đợi.
Kết quả rất rõ ràng. Nhóm trình bày lý do thì vẫn tin tưởng vào lập trường của họ cũng giống như trước khi họ tham gia vào thí nghiệm. Còn nhóm được yêu cầu giải thích về sự thành công hay thất bại của chính sách thì có thái độ mềm dẻo hơn và có sụt giảm tương ứng trong cách đánh giá mức độ về vấn đề của họ.
Những người mà trước đây ủng hộ hoặc chống đối mạnh mẽ việc trao đổi phát thải khí CO2 chẳng hạn – họ có khuynh hướng trở nên ôn hòa hơn và sẽ đánh giá mình bớt quyết tâm hơn trong thái độ ủng hộ hay chống đối.
Do đó, đây là điều cần phải lưu ý khi lần tới nếu bạn cố tìm cách thuyết phục một người bạn rằng chúng ta nên xây dựng nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân hơn và rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là điều không thể tránh khỏi hay khủng long đã từng tồn tại bên cạnh con người 10.000 năm trước đây. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bạn vẫn có cơ hội mà bạn cần để có thể giải thích một cách chính xác tại sao bạn cho rằng mình đúng. Nếu không bạn sẽ trở thành người phải thay đổi quan điểm của mình đấy.

Quy Định Pháp Luật Đình Công 2013

Ngày 08/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ Luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Tại Nghị định này, Chính phủ quy định cụ thể 06 nhóm đơn vị sử dụng lao động không được đình công là những đơn vị hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm: Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện; Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas; Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải; Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước; Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương; Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành Danh mục chi tiết các đơn vị không được đình công thuộc 06 nhóm đơn vị này.

     Định kỳ 6 tháng một lần, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghe ý kiến của người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp không được đình công để kịp thời giải quyết yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

Về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công, Nghị định nêu rõ khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành (BCH) công đoàn cơ sở (hoặc BCH công đoàn cấp trên trực tiếp) về việc chấp hành các quy định liên quan đến quyền của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm khắc phục ngay vi phạm, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật... Trường hợp liên quan đến lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể với BCH công đoàn cơ sở theo quy định, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính để cử hòa giải viên lao động hoặc cử người trực tiếp hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể.

     Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/06/2013 và thay thế Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 và Nghị định số 28/2011/NĐ-CP ngày 14/04/2011.

Tải Bản Gốc Của Nghị Định : Tải Về