SA 8000 là hệ thống trách nhiệm xã hội đầu tiên được phát triển bới SAI (tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế). Đây là một cách tiếp cận đển các nhà bán lẻ, các công ty sản xuất, các nhà cung cấp và các tổ chức khác duy trì được những điều kiện làm việc công bằng và tốt trong suốt chuỗi cung ứng.
Các lợi ích từ SA 8000
* Về thị trường:
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc,
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức,
- Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,
- Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn,
- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
* Về kinh tế:
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
- Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,
- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
* Quản lý rủi ro:
- Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
- Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
*Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
Các bước thực hiện SA 8000
1. Lãnh đạo cam kết
2. Đánh giá và lập kế hoạch
3. Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu
4. Áp dụng hệ thống
5. Đánh giá, cải tiến
6. Chứng nhận
theo pnq.com.vn