Kỹ Năng Phỏng Vấn Tuyển Dụng Cho Sinh Viên


Hiện nay hầu hết các sinh viên sắp ra trường đều rất hoang mang khi nói về phỏng vấn khi đi xin việc – một cụm từ rất quen thuộc nhưng không phải sinh viên nào cũng hiểu rõ về nó. Gần như kinh nghiệm khi phỏng vấn của các bạn chưa có hoặc rất ít.

Đã bao giờ các bạn nghĩ rằng các bạn sẽ phải chuẩn bị gì, làm gì trong khi đi phỏng vấn chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi cần có những điểm nhấn trong cuộc phỏng vấn nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ?

Để có một buổi phỏng thành công tốt đẹp và để lại nhiều ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng. Thì trước hết các bạn cần phải có một sự chuẩn bị kĩ càng. Chuẩn bị chẳng bao giờ là thừa.


Nghiên cứu kỹ chủ đề:

Tốt nhất bạn phải hiểu rõ vấn đề, tìm kiếm trước thông tin mới nhất cũng như thông tin background về chủ đề đó. Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp. Những nhà tuyển dụng rất hứng thú khi các ứng viên quan tâm đến việc mình sẽ làm.

Lập sẵn một danh sách các câu hỏi:


Phải xác định xem mình sẽ bị hỏi những gì và nên trả lời những gì, tỏ thái độ như thế nào. Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ. Nên nhớ hãy để mình luôn ở trong tư thế chủ động.

Có tác phong chuyên nghiệp:


Nên đến đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Điều gây ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng đó chính là phong cách, sự tự tin cũng như vẻ bề ngoài của bạn. Muốn được như thế, bạn hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của mình. Hoặc bạn cũng có thể thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra cho bạn những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê bình của họ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người phỏng vấn.
Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng:

Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát. Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin.

Tìm kiếm những câu trả lời:

Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó. Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải.

Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh:


Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình.. Chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh sinh và những hành động của bạn đã tạo ra thay đổi thực sự
Thể hiện bạn cũng là người mềm mỏng khi cần thiết

Tất nhiên là bạn nên nói rõ và khẳng định ý tưởng của mình nhưng cũng có những lúc các sếp của bạn lại muốn, và thậm chí rất cần bạn biết chấp nhận quyết định đã được đưa ra ngay cả khi bạn không đồng ý. Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ bạn có thể thảo luận để chứng tỏ bạn hoàn toàn thoải mái khi đương đầu với những thách thức của một môi trường năng động.

Lắng nghe: Cũng giống như việc bạn cố gắng chứng tỏ mình trong khi phỏng vấn không phải là người quá nhút nhát tới mức không dám nói điều gì, bạn cũng cần phải thể hiện cụ thể bạn không phải là người quá tự tin hoặc chỉ chăm chăm lấn át người khác. Hãy thể hiện bạn biết lắng nghe người khác và không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác.

Đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của người hỏi với tinh thần xây dựng. Chẳng hạn nếu bạn được hỏi rằng sẽ làm gì trong một tình huống cụ thể, hãy cố gắng kiềm chế mong muốn trả lời ngay trước khi bạn hỏi thêm một vài câu hỏi của bạn.

Giữ thái độ lạc quan, tích cực:


Nếu có một điều nào đó mà hầu như các sếp đều không thích thì đó chính là sự than vãn, rên rỉ. Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn thu dụng những nhân viên có thái độ lạc quan và chủ động thực sự trong công việc. Hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ đề xuất tích cực về các vấn đề và khó khăn bạn đã xem xét trước để thể hiện kỹ năng của bạn.

Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng:

Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng nghĩ đơn giản rằng đây là dịp để bạn tìm hiểu thêm về công việc. Nhà tuyển dụng đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi phỏng vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật.

Bạn hãy mạnh dạn, tự tin hỏi Nhà tuyển dụng những câu hỏi về: Tìm hiểu về công ty, Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban, Thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp.

Với những câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác cho sự lựa chọn của mình.

Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty.

Bên cạnh đó, Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tư vấn tuyển dụng, bạn đừng quên gửi lá thư cảm ơn đến người đã phỏng vấn mình. Hãy để lá thư ấy tạo cho bạn nét đặc biệt riêng so với các ứng viên khác. Đây cũng là cơ hội để bạn nhắc nhở nhà tuyển dụng: "Hãy nhớ đến tôi"

Nguồn : www.tutinvaodoi.com