Những cái "bẫy" của nhà tuyển dụng

Để kiểm tra tốc độ phản xạ của ứng viên, nhiều nhà tuyển dụng đã sử dụng
nhiều "cái bẫy" để "hỏi xoáy đáp xoay" họ. Nếu chẳng may là con mồi,
các ứng viên chỉ còn biết cách tự ngoi lên bằng sự phản ứng nhanh nhẹn,
tế nhị, khéo léo và thông minh thì càng giành được lợi thế.
Dưới đây là một vài kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng:
   Các câu hỏi phỏng vấn không rõ ràng
Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, bạn cũng cần nghĩ tới hai điều. Thứ nhất là trả lời điều người phỏng vấn đã nêu. Thứ hai là trả lời sao cho ngắn gọn và ấn tượng. Tuy nhiên, với những câu hỏi lan man, không cụ thể, có khi vô thưởng vô phạt, không hề liên quan đến nghề nghiệp, công việc của ứng viên thì bạn lại phải trả lời cách khác.
Cách hay nhất là không trả lời gì cả, nói một câu dí dỏm thông minh, lái nhà tuyển dụng vào vấn đề cụ thể: “Thưa ông/bà, nếu ông (bà) không phản đối, tôi muốn nói một chút về…”.
    Nghỉ giữa chừng
Đây là một kiểu “bẫy” phổ biến trong các cuộc phỏng vấn. Và có không ít ứng viên “sập”.
Chẳng hạn như khi nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi, bạn trả lời và ngồi đợi câu hỏi khác. Thế nhưng, chẳng biết là vô tình hay hữu ý, người phỏng vấn vẫn chăm chú ngồi quan sát bạn, chừng như đang muốn nghe bạn nói tiếp, trong khi bạn chẳng còn gì để nói.
Một số ứng viên, trong sự im lặng và cái nhìn xoáy sâu của nhà tuyển dụng đã thật sự mất bình tĩnh, cuống quýt, lắp bắp. Kiểu ứng phó như vậy thường bị đánh điểm rất thấp. Tốt nhất bạn nên trả lời các câu hỏi mà nhân viên phỏng vấn đưa ra, sau đó thật bình tĩnh và với ánh mắt thân thiện đáp trả lại cái nhìn của nhà tuyển dụng. Nếu họ im lặng quá lâu, hãy chủ động là người đưa ra câu hỏi.
    Khơi mào để bạn nói ra các bí mật cá nhân
Người phỏng vấn chuyên nghiệp rất có kinh nghiệm trong việc tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lúc nói chuyện với ứng viên. Và bạn hãy cẩn thận với loại “bẫy” này! Họ đang tìm cách “moi” những bí mật riêng tư của bạn.
Đã có trường hợp thật đáng tiếc xảy ra: cách đây không lâu, một ứng viên sáng giá của Trường Công nghệ sinh học Matxcơva đến Trung tâm MBC phỏng vấn và được giới thiệu cho một khách hàng lớn, một Công ty Sản xuất và Dịch vụ Vận tải Hải quan. Ông chủ công ty, sau khi kiểm tra năng lực làm việc cũng như trình độ, đã hoan hỉ mời ứng viên này đến làm việc.
Tuy nhiên, sau khi nói chuyện vui vẻ, thân mật với ông chủ doanh nghiệp, ứng viên này đã vô tình bộc lộ ý định sẽ “đi du học lấy bằng master ở Anh quốc trong một ngày không xa, bây giờ đi làm chỉ là để có tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt tại Matxcơva”. Đương nhiên, ứng viên này đã không bao giờ được mời đến làm việc nữa.
Do đó, trong các cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải biết kiềm chế bản thân mình, đừng nên nói những câu thừa thãi, đừng biểu lộ tâm trạng vui vẻ, hưng phấn thái quá. Hãy tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống, kể cả khi nhân viên phỏng vấn muốn “khiêu khích” bạn nhằm mục đích tìm kiếm các thông tin “mật” thuộc nghề nghiệp hoặc cá nhân.
    Làm ra vẻ thích nghe bạn nói
Đây là một kiểu “bẫy” mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều thường hay bị “lừa”. Sau khi đưa ra một câu hỏi, nhân viên phỏng vấn giả bộ chăm chú nghe bạn nói, và thỉnh thoảng đệm vào một câu “À, ra thế”, “thú vị nhỉ” và giả bộ ghi chép cái gì đó.
Nếu bạn không ý thức được, bạn sẽ huyên thuyên dài dòng và không biết nên dừng lại ở đâu. Những ứng viên như thế thường bị coi là không cụ thể, không rõ ràng và ít khi hoạch định được cho mình một kế hoạch làm việc chuẩn mực.
Tốt nhất, bạn nên trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc trong vòng vài ba phút. Nếu như nhân viên phỏng vấn muốn bạn kể chi tiết hơn thì lúc đó bạn có thể nói dài dòng hơn một chút, nhưng tuyệt đối không được lan man, vòng vo.
    Cố tình khiêu khích bạn
Có những trường hợp khi bạn đang trả lời rất say sưa và hào hứng về một công việc nào đó trước đây, đột nhiên nhân viên tuyển dụng ngắt lời bạn “Xin lỗi, tôi có cảm giác rằng, anh chị là người hay uống rượu. Vậy anh (chị) có thường uống rượu trong giờ làm việc không”.
Bạn sẽ trả lời ra sao? Tốt nhất, đừng nổi khùng với họ hoặc tự ái với câu hỏi đó, nếu bạn là người không uống rượu hãy trình bày thẳng quan điểm của mình. Còn nếu bạn là người biết uống rượu, có thể nói rằng bạn chỉ uống rượu ở những nơi nào và khi nào.
Tuyệt đối không nên dài dòng về chuyện này và nếu như nhà tuyển dụng chưa tìm ra “cái bẫy” khác thì bạn phải thật khéo léo thoát ra khỏi tình huống bằng một câu hỏi thật tế nhị như: “Theo tôi thì hình như ông (bà) đang quan tâm đến công việc của tôi trước kia, và có lẽ là tôi đang bỏ dở câu chuyện của mình, tôi có thể tiếp tục được không?”.
Thực tế cho thấy, ít nhân viên phỏng vấn nào lại muốn quay lại tranh cãi vấn đề này. Và như vậy, bạn vừa sa vào “bẫy” và đã thông minh nhanh chóng thoát ra rồi đấy.
Theo kênh tuyển dụng

Thảo luận điều 97 Bộ luật lao động - Tiền lương làm thêm giờ

Hỏi:
Về điều 97 bên dưới, Anh Chị nào đã có công thức tính chi tiết thế nào thì cho em xin với nhé.
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Ý Kiến 1:

Em chào Anh/Chị
Theo E hiểu thì như sau ạ: 
Giả sử tiền lương 1 ngày công của 1 người là 100.000 đồng/ngày
1. a, làm thêm vào ngày thường, lương ngày đó là 150.000 đồng/ngày = 100.000 x 150%
    b, làm thêm vào ngày nghỉ, lương ngày đó là 200.000 đồng/ngày = 100.000 x 200%
    c, làm thêm vào ngày lễ, lương ngày đó là 300.000 đồng/ngày = 100.000 x 300%
2. a, làm đêm, lương làm đêm đó là 130.000 đồng = 100.000 x (1+30%)
    b, làm thêm giờ vào ban đêm:
- Thêm vào ban đêm trùng ngày thường: 150.000 (làm thêm) + 30.000 (làm đêm) + 20.000 (thêm giờ ban đêm) = 200.000
- Thêm vào ban đêm trùng ngày nghỉ: 200.000 + 30.000+20.000 = 250.000
- Thêm vào ban đêm trùng ngày lễ: 300.000+30.000+20.000 = 350.000
Theo em nghĩ là thế, hiện tại cty em cũng đang tính như thế ạ
Ý kiến 2:
Chào các anh chị

1. a) Em xin đóng góp ý kiến cùng anh chị: Chủ đề Điều 97 Luật Lao động mới
Tính tiền lương tăng ca vào ban đêm
+ Ngày thường : 150% x (nhân) 1.5 = 225%
+ Ngày nghỉ hằng tuần : 200% x (nhân) 1.5 = 300% 
+ Các ngày lễ/Tết (ngày nghỉ được hưởng lương) : 300% x (nhân) 1.5 = 450%
b) Viết cách khác:
= (Hệ số tăng ca x mức phụ trội 30%) + (Hệ số tăng ca x mức phụ trội 20%)
c) Thay số: mức lương làm việc 100,000đ/ngày
+ Ngày thường : 225,000
+ Ngày nghỉ hằng tuần : 300,000
+ Các ngày lễ/Tết (ngày nghỉ được hưởng lương) : 450,000

2. Cho em gửi 1 việc anh chị nhé: Em gửi CV Phan Thị Ngọc Nga (bà xã tương lai của em)
Tìm việc vị trí Nhân viên Văn phòng, tại Tp. Hồ Chí Minh (Q1,2,3,9,TD,BT), Bình Dương (VSIP I)

Chúc anh chị 1 ngày làm việc vui vẻ

Em Thanh Tú (Mr)
Ý Kiến 3:
Mình chia sẻ cách tính như sau:
Giả sử lương ngày làm việc bình thường là 100,000 VND thì:
- Lương làm thêm giờ ca ngày của ngày làm việc bình thường là 100,000 VND x 150% = 150,000 VND <- bằng 150% so với ca ngày
- Lương ca đêm của ngày làm việc bình thường là 100,000 VND x (100% + 30%) = 130,000 VND <- thêm 30% so với ca ngày
- Lương làm thêm ca đêm của ngày làm việc bình thường là 100,000 VND x (100% + 30%) x 120% = 180,000 VND <- thêm 20% so với ca ngày
- Lương làm ca ngày của ngày nghỉ tuần là 100,000 VND x 200% = 200,000 VND <- bằng 200% so với ca ngày của ngày làm việc bình thường
- Lương làm ca đêm của ngày nghỉ tuần là (100,000 VND x 200%) x 120% <- thêm 20% so với ca ngày
- Lương làm ca ngày của ngày nghỉ Lễ, Tết là 100,000 VND x 300% +100,000 VND = 400,000 VND <- bằng 300% so với ca ngày của ngày làm việc bình thường và lương đương nhiên của ngày Lễ, Tết được hưởng
- Lương làm ca đêm của ngày nghỉ Lễ, Tết là (100,000 VND x 300%) x 120% + 100,000 VND = 460,000 VND <- thêm 20% so với ca ngày và lương đương nhiên của ngày Lễ, Tết được hưởng
Tổng hợp bảng bên dưới cho dễ hình dung:
Lương ca ngày Lương làm thêm giờ ca ngày Lương ca đêm Lương làm thêm ca đêm
Ngày làm việc bình thường              100,000                                            150,000              130,000                                   180,000
Ngày nghỉ tuần                          -                                              200,000                                   240,000
Ngày Lễ, Tết                                            400,000                                   460,000


Ý Kiến 4:

Mình xin lập luận theo ý kiến cá nhân, tuy nhiên không quá chú trọng vào khoản 3 "làm thêm giờ vào ban đêm" mà bỏ quên khoản 2 là "làm việc ban đêm". 

Trong luật ghi rất rõ ở khoản 3 "ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này" ,nghĩa là khoản 3 sẽ được bổ sung vào cho 2 khoản trên chứ không phải thay đổi luôn cách tính. Nếu tính theo các cách đã nêu cho khoản 3 thì khi suy ngược lại làm việc ban đêm chỉ còn nhân cho 0.3, mà luật cũ là nhân 1.3; vậy  hóa ra đây là 1 bước thụt lùi của luật lao động, thiệt thòi cho lao động làm đêm ????
Mình cho ví dụ đơn giản tiền làm việc 1 giờ là 1 đồng để dễ tính.
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%
1 giờ x 1 đồng x 1.5 = 1.5 
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
1 giờ x 1 đồng x 2 = 2 
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
1 giờ x 1 đồng x 3 = 3 
Nếu như trước đây chưa có thêm phần gạch dưới chân thì doanh nghiệp họ sẽ tính như vậy:
- Lấy vd là đi làm 8 tiếng ngày 30/04 thì sẽ được hưởng: 1 ngày công 30/04 (ko đi làm vẫn hưởng) + (8 tiếng x 200%) = 3 công
- Có thêm phần gạch dưới chân thì phải tính: 1 ngày công 30/04 (ko đi làm vẫn hưởng) + (8 tiếng x 300%) = 4 công
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
1 giờ x 1 đồng x 1.3 = 1.3
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
a)  làm thêm giờ Vào ban đêm ngày thường
(1 giờ x 1 đồng x 1.5 x 1.3) + (1 giờ x 1 đồng x 0.2)
ghi lại (1 giờ x 1 đồng x 1.3 x 1.5) + (1 giờ x 1 đồng x 0.2) = (lương giờ ban đêm x 1.5) + ... (phần ... là phần hơn)
= 1 giờ x 1 đồng x (1.5 x 1.3 + 0.2)
= 1 giờ x 1 đồng x  2.15 = 2.15

b) làm thêm giờ Vào ban đêm ngày nghỉ hằng tuần
(1 giờ x 1 đồng x 2 x 1.3) + (1 giờ x 1 đồng x 0.2)

ghi lại (1 giờ x 1 đồng x 1.3 x 2) + (1 giờ x 1 đồng x 0.2) = (lương giờ ban đêm x 2) + ... (phần ... là phần hơn)
= 1 giờ x 1 đồng x (2 x 1.3 + 0.2)
= 1 giờ x 1 đồng x 2.8 = 2.8
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương
(1 giờ x 1 đồng x 3 x 1.3) + (1 giờ x 1 đồng x 0.2)

ghi lại (1 giờ x 1 đồng x 1.3 x 3) + (1 giờ x 1 đồng x 0.2) = (lương giờ ban đêm x 3) + ... (phần ... là phần hơn)
= 1 giờ x 1 đồng x (3 x 1.3 +0.2)
= 1 giờ x 1 đồng x 4.1 = 4.1
Như vậy thì phần khác nhau giữa luật cũ và luật mới là mục c khoản 1 và khoản 3 (phần ...)


Nếu các bạn có ý kiến nào khác xin góp ý trao đổi nhé!


Tổng Hợp SaigonHRlink
------------------------------------------
Nếu bạn thấy Blog hữu ích hãy click quảng cáo để ủng hộ nhé! cảm ơn bạn!

Hướng dẫn Chế độ thai sản tháng 05/2013


Gửi cả nhà công văn 1477/BHXH hướng dẫ nghỉ thai sản 6 tháng.

Link download: Tại Đây <please click Skip Ad to download>

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13. Theo đó, những trường hợp đã giải quyết chế độ trước ngày 1/5/2013 sẽ được chi trả bổ sung phần chênh lệch trợ cấp thai sản do tính chưa đủ 6 tháng, kể cả những trường hợp sau khi nghỉ việc mà sinh con.
Thời gian nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013

Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013, mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

Ví dụ 1: Chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 2/1/2013, ngày 5/1/2013 chị A sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 2/1/2013 đến hết ngày 1/5/2013 (4 tháng). Đến ngày 1/5/2013, chị A vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị A được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 1/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 6 tháng).
Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 1/1/2013, ngày 5/1/2013 chị B sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 1/1/2013 đến hết ngày 30/4/2013 (4 tháng). Từ ngày 1/5/2013, chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.
Ví dụ 3: Chị C nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 15/12/2012, ngày 20/12/2012 chị C sinh đôi, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị C được tính từ ngày 15/12/2012 đến hết ngày 14/5/2013 (04 tháng và 30 ngày). Như vậy, đến ngày 1/5/2013, chị C vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị C được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 14/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 7 tháng).
Thời gian nghỉ sinh con từ ngày 1/5/2013

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng không được vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại Điểm 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; cả cha và mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổỉ.
Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 6 tháng (không tính thêm thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với thai chết lưu); nếu tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được hưởng theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH như đối với người có 1 thai chết lưu.
Lao động nữ có nguyện vọng nghỉ việc trước khi sinh con phải báo trước với chủ sử dụng lao động, chủ sử dụng lao động theo dõi để thực hiện chế độ trợ cấp thai sản khi người lao động sinh con theo quy định (căn cứ xác định thời điểm người lao động nghỉ việc trước khi sinh con theo danh sách tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS) của chủ sử dụng lao động ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cột lý do ghi rõ nghỉ việc trước khi sinh con kể từ ngày ... tháng ... năm ... ).
Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Thời gian tính hưởng
Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 2 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 2 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.
Ví dụ 4: Chị D nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 1/5/2013, ngày 15/7/2013 chị D sinh 1 con, theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị D được tính từ ngày 16/5/2013 đến hết ngày 15/11/2013 (6 tháng).
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng, cách tính
Trong thời gian nghỉ thai sản nêu trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH.
Cách tính trợ cấp thai sản, thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH hiện hành.
Đối với trường hợp người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thai sản có điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thời gian hưởng thuộc quy định mức lương tối thiểu chung nào sẽ tính theo mức lương tối thiểu chung ấy, nếu có ngày lẻ thì tính theo hướng dẫn tại Điểm 5 Công văn số 54/BHXH-CSXH ngày 9/1/2009 của BHXH Việt Nam, nếu số ngày lẻ từ 27 ngày trở lên thì mức hưởng trợ cấp thai sản không vượt quá mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc tính theo mức lương tối thiểu chung đó.
Chi trả bổ sung phần chênh lệch trợ cấp thai sản
BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chi trả bổ sung phần chênh lệch trợ cấp thai sản do tính chưa đủ 6 tháng (kể cả những trường hợp sau khi nghỉ việc mà sinh con) đối với những trường hợp đã giải quyết thai sản trước ngày 1/5/2013 thuộc đối tượng nêu tại khoản 2 Điều 240 Bộ luật Lao động.
Thực hiện ghi hoặc ghi bổ sung thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH thai sản khi sinh con đối với lao động nữ theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 vào quá trình tham gia BHXH trong sổ BHXH theo quy định.
Các trường hợp hưởng chế độ thai sản còn lại (trừ trường hợp lao động nữ sinh con) vẫn thực hiện theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Ngôn ngữ cơ thể 6 điều nên tránh

Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, hẳn bạn thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay... tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả.
Chúng ta thường mắc phải rất nhiều lỗi về ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp, nhưng không ngờ rằng đó là những sai lầm nghiêm trọng.
Sai đây là 6 sai lầm chúng ta cần tránh: