Quy chế lương


QUY CHẾ LƯƠNG


I/ MỤC ĐÍCH:


-Thống nhất được mục tiêu nguyên tắc, phư¬ơng pháp trả lương và thu nhập khác của Cty.


-Có các cơ sở về mức lương, thang bảng lương để tính toán trả lương cho nhân viên.


-Khuyến khích tập thể đơn vị và mỗi CBCNV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực hiệu quả công tác gắn liền với tăng thu nhập.


II/ PHẠM VI


-Áp dụng cho việc chi trả lương toàn công ty


III/ ĐỊNH NGHĨA


-Tiền lương cơ bản (trả lương cơ bản theo chính sách quy định nhà nước)
-Tiền lương khoán (trả theo chức danh công việc đảm nhiệm tại Công ty)
-Tiền lương chất lượng (trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc)
-Các khoản phụ cấp : tiền ăn giữa ca, phụ cấp độc hại, phụ cấp ca 3, phụ cấp trực sự cố ban đêm ... theo quy định hiện hành của Công ty.


IV/ NỘI DUNG


1.Các nguyên tắc trả lương


-Thực hiện chế độ trả lương cho người lao động tại Công ty đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo đúng quy định của Pháp luật lao động.


-Công ty thực hiện chính sách bảo lưu hệ số lương cơ bản và thời gian đang hưởng hệ số lương cơ bản đối với người lao động khi được tuyển dụng chính thức vào công ty (căn cứ việc chốt sổ tại Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động khi chuyển chính thức về công ty)


-Trả lương khoán theo chức danh, tầm quan trọng của vị trí công tác đảm nhiệm và kết quả thực hiện công việc theo khối lượng và chất lượng, năng suất và hiệu quả công việc hoàn thành.


-Trả lương phải gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của từng cá nhân người lao động, đơn vị bộ phận và theo kết quả kinh doanh của toàn Công ty.


-Trả lương cho người lao động phải gắn với nội dung quản lý nhân sự khác như: đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng, thu hút và định hướng phát triển nguồn nhân lực.


2.Các hình thức trả lương


-Trả lương theo THỜI GIAN: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ ngày làm việc thực tế của tháng. Lương thời gian áp dụng cho nhân viên văn phòng và CNV làm việc hành chánh tại các bộ phận khác.


-Trả lương SẢN PHẨM: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.


-Trả lương KHOÁN: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành. Mức lương khoán áp dụng cho các cấp quản lý của công ty.


3.Hệ thống chức danh của công ty.


- Chức danh quản lý: theo Quyết nghị bổ nhiệm của Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc công ty, bao gồm:
+ Nhóm 1: Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc
+ Nhóm 2: Giám đốc chuyên môn, Kế toán trưởng và cấp tương đương
+ Nhóm 3: PGĐCM, Quản đốc, Trưởng phòng và cấp phụ trách tương đương
+ Nhóm 4: Phó Quản đốc, phó văn phòng, phó phòng và cấp tương đương


- Chức danh các nhân viên lao động trong toàn Công ty: theo quyết định tuyển dụng của TGĐ, phân công công việc của Giám đốc chuyên môn, bao gồm:
+ Nhóm 5: Nhân viên văn phòng công ty, VP đại diện : 5 bậc
Nhân viên kỹ thuật công ty, nhà máy : 5 bậc
+ Nhóm 6: Nhân viên vận hành sản xuất : 5 bậc
+ Nhóm 7: Nhân viên Lái xe : 4 bậc
+ Nhóm 8: Nhân viên Bảo vệ và ANTT/ thường trực : 4 bậc
+ Nhóm 9: Hành chính, lễ tân, cấp dưỡng : 3 bậc


- Hệ số điều chỉnh phức tạp/trách nhiệm giữa các nhóm/bậc là:
+ Nhóm 1, 2, 3, 4 : +/- 5.0
+ Nhóm 5, 6, 7, 8, 9 : hệ số điều chỉnh không quá +/-50% giãn cách giữa 2 bật


- Tổ trưởng và phụ trách tương đương : + 2.0


- Nhóm trưởng và phụ trách trách nhiệm tương đương : + 1.0


- Hệ số kiêm nhiệm các chức danh Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các Hội đồng, Ban ... theo quyết định bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền hoặc quyết định của TGĐ Công ty được hưởng hệ số kiêm nhiệm a, b, c theo 2 mức: cấp trưởng + 1.0; cấp phó + 0.5


4.Nguồn quỹ lương:


- Nguồn quỹ tiền lương của Công ty được hình thành từ kết quả các hoạt động SXKD theo đăng ký kinh doanh, được tính toán cân đối trên cơ sở các chỉ tiêu Doanh số kinh doanh, chỉ tiêu Lợi nhuận, lợi tức, cổ tức mà Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thông qua hàng năm.


-Việc xác định và quyết định chi trả tiền lương, giao quỹ tiền lương hàng tháng, định mức tiền lương khoán tối thiểu cho các đơn vị bộ phận trực thuộc do Tổng Giám đốc Công ty quyết định và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.


5.Cách tính lương hàng tháng:


- Công thức tính Tiền lương: S LT = LCB + LNS + LTG


Trong đó:
S LT : Tổng tiền lương tháng chi trả cho Nhân viên
LK : Tiền lương khoán theo chức danh công việc đảm nhiệm tại Công ty.
LCL : Tiền lương năng suất
LTG : Tiền lương thêm giờ/lương Ca3/trợ cấp khác


- Cách tính cụ thể:


+ Tiền lương cơ bản: LCB = (HCB + HCV) x LCBmin
Trong đó:
LCBmin : Mức lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định
HCB : Hệ số lương ngạch bậc theo quy định của Công ty


HCV : Hệ số phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định của Công ty.


+ Tiền lương năng suất: LNS = X(%) x (Lns)
Trong đó:
X% : Tỉ lệ % chất lượng trong tháng do:
Tổng Giám đốc Công ty quyết định đ/v chức danh quản lý
hoặc Giám đốc chuyên môn quyết định đ/v nhân viên thuộc quyền
LNs : Tiền lương năng suất của chức danh đó.


+ Tiền lương thêm giờ:được quy định riêng


6.Lương làm thêm giờ:


-Nguyên tắc: Trưởng các ban, phòng, bộ phận thuộc Công ty được tổ chức làm thêm giờ sau khi đã thoả thuận với ngư¬ời lao động, Trưởng bộ phận quản lý xét thấy cần thiết đề xuất lên Tổng Giám đốc công ty và phải được Tổng Giám đốc đồng ý ký xác nhận chấp thuận.


-Thời gian được tính làm thêm giờ phải đảm bảo các yêu cầu sau:


+ Xử lý sự cố trong sản xuất kinh doanh; giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn; giải quyết các công việc phát sinh không có trong kế hoạch; xử lý các công việc do yêu cầu không thể bỏ dở đư¬ợc; khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ứng cứu sự cố ... và xử lý việc khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc công ty.


+ Số giờ làm thêm được tính phải vượt trên số giờ làm việc/tháng, tức là số giờ làm việc thực tế vượt quá 192giờ (24ngày * 8 giờ/ngày)/tháng


+ Nhân viên sau khi làm thêm giờ, phải được bố trí nghỉ bù để tái sức lao động và số giờ làm việc trong tháng vẫn chưa vượt quá số giờ quy định thì không được tính giờ làm thêm.


+ Nhân viên làm việc không đủ ngày công (trừ nghỉ phép theo quy định) dưới 22 công, tức là dưới 176giờ/tháng thì sẽ tính trừ lương bù theo số giờ đã làm việc thực tế.


+ Số giờ, ngày làm thêm phải được lập thành bảng chấm công làm thêm giờ (theo mẫu), được trưởng bộ phận quản lý xác nhận kết quả công việc hoàn thành đạt chất lượng, đúng tiến độ, trình Tổng Giám đốc duyệt mới là cơ sở cho Ban PTNL tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.


+ Thời gian làm thêm giờ được thực hiện không quá 4giờ trong 1ngày; 200giờ trong 1năm; trường hợp đặc biệt cũng không vượt quá 300giờ/năm và phảI được người lao động chấp thuận làm thêm giờ


+ Người lao động có quyền từ chối không làm thêm giờ nếu không đảm bảo sức khoẻ và theo quy định của Luật Lao động.


-Các trường hợp phải làm việc có tính chất thường xuyên như trực ca sự cố kỹ thuật, trực điều hành sản xuất, trực bảo vệ, lái xe, cấp dưỡng thì không được tính làm thêm giờ.


-Nếu số giờ vượt quá mức giờ lao động của công ty quy định thì giải quyết chế độ nghỉ bù theo quy định của Luật lao động.


-Thời gian trực đêm này được tính như một ngày ngày công Ca 3 và áp dụng cách tính lương Ca 3 như quy định tại khoản 14.2 của điều này.


.1- Công thức tính Tiền lương thêm giờ: S LTG = S (SLTGn1,5 + SLTGn2,0 + SLTGn3.0)
Trong đó:
S LTG : Tổng tiền lương thêm giờ trong tháng chi trả cho Nhân viên
LTGn1,5 : Tổng tiền lương thêm giờ ngày thường trong tháng
LTGn2,0 : Tổng tiền lương thêm giờ ngày nghỉ (chủ nhật) trong tháng
LTGn3.0 : Tổng tiền lương thêm giờ ngày Lễ, tết trong tháng


- Cách tính cụ thể:


+ Tiền lương trung bình/giờ: LTBG = (LK / 24ngày)/ 8 giờ
Trong đó:
LTBG : Tiền lương trung bình 1 giờ
LK : Tiền lương CB được hưởng trong tháng


+ Tiền lương thêm giờ: LTGn = LTBG * n
Trong đó:
LTGn : Tiền lương thêm giờ của tổng số n giờ
n : Số giờ làm thêm * tỉ lệ % tăng thêm


.2- Công thức tính Lương Ca 3/trực sự cố: Lca3 = Nca3 x (LK /24ngày) x 30%
Trong đó
Nca3 : số công làm việc ca 3 làm việc/trực sự cố thực tế
LK : Tiền lương CB được hưởng trong tháng


14.3- Công thức tính Lương trợ cấp: LTC = n x LCB(n-1)
Trong đó
n : số tháng được trợ cấp hoặc hệ số được trợ cấp
LCB(n-1) : Tiền lương cơ bản được hưởng của tháng trước liền kề


7.Nâng lương


-Về chế độ xét nâng lương : Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương cho CNV một lần vào tháng thứ 04 của năm.


-Niên hạn và đối tượng được trong diện xét nâng lương: Cán bộ CNV đã có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương( kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới ) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm Nội qui lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét. Năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.


-Việc nâng lương đột xuất thực hiện đối với CNV làm việc tốt, xuất sắc nhiệm vụ được giao, do Trưởng bộ phận đề xuất.


-Thủ tục xét nâng lương : Đến, ký xét duyệt nâng lương. Phòng HCNS ra soát và tổng hợp danh sách Cán bộ CNV đã đủ niên hạn nâng lương. Gởi danh sách xuống các đơn vị, để tham khảo ý kiến của Lãnh đạo cơ sở. Sau đó, phòng HCNS lập biểu, trình Ban lãnh đạo Công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, phòng HCNS thảo Quyết định trình Giám đốc ký chính thức, và mời CNV có tên được nâng lương để trao Quyết định. Đối với CNV chưa đuợc xét nâng lương thì giải thích để CNV yên tâm.


-Mức nâng của mỗi bậc lương từ 10 % - 20 % mức lương hiện tại tuỳ theo kết quả kinh doanh của công ty trong năm.


8.Cách tính các khoản phụ cấp


-Phụ cấp tiền ăn giữa ca: = (ngày công làm việc thực tế) x 16.000đ/ngày công
-Tiền giữa ăn ca không vượt quá mức lương tối thiểu LCBmin theo quy định của nhà nước


-Để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, hàng tháng Công ty thực hiện chi bù tiền ăn theo định mức không vượt quá 30% tổng số tiền chi ăn giữa ca cho toàn thể CBCNV công ty. Số tiền chi bù tiền ăn được giao cho Tổ cấp dưỡng của công ty mua bổ sung thực phẩm, dinh dưỡng để phục vụ cho người lao động trong công ty, không cấp phát tiền cho người lao động.


-Phụ cấp độc hại: = (hệ số phụ cấp) x LCbmin


-Trong đó LCBmin : Mức lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định


-Các khoản phụ cấp khác (nếu có): theo chế độ hiện hành của Nhà nước.


-Phụ cấp khoán công tác phí, cước điện thoại hàng tháng: thực hiện theo mức khoán của Công ty và theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc nhân sự


9.Xác định giờ công lao động


-Giờ công lao động của CNV được tính toán theo bảng chấm công và các giấy tờ liên quan.


-Việc tính toán giờ công phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý giờ công của công ty.


10.Đánh giá công việc


-Việc đánh giá công việc, tính toán hệ số đánh giá phải thực hiện theo quy định về đánh giá công việc của công ty.


V/ BIỂU MẪU KÈM THEO:


1.Giấy đề nghị tăng lương
2.Danh sách tăng lương định kỳ
3.Danh sách nhân viên chưa được tăng lương.
4.Quyết định tăng lương.