Bạn không hài lòng với công việc hiện tại và muốn tìm cho
mình một công việc mới. Nhưng trước khi quyết định nghỉ việc, bạn đã cân
nhắc đến những vấn đề sau chưa?
1. Bạn nghỉ việc vì không hài lòng với công việc hiện tại?
Đừng vì một phút bốc đồng nóng giận với sếp mà nghỉ việc. Có thể bạn rất yêu thích công việc mình đang làm, với đồng nghiệp xung quanh đấy chứ. Và môi trường làm việc hiện tại vẫn là nơi bạn rất hài lòng? Còn ngược lại, bạn đã làm hết sức để cải thiện công việc, môi trường làm việc và các mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp chưa? Bạn đã cân nhắc về môi trường mới với những đồng nghiệp và ban lãnh đạo mới chưa? Bạn sẽ làm gì sau khi thay đổi công việc?
2. “Cỏ ở đồng bên xanh hơn”?
Rất nhiều người đang có một công việc tốt và ổn định nhưng bị hấp lực của một công ty khác to lớn hơn, “hoành tráng” hơn quyến rũ mà quên đi yếu tố quan trọng “Liệu tôi có phù hợp với vị trí mới này, ở công ty mới này không?” Để rồi khi nghỉ việc và chuyển sang công ty mới, họ ngỡ ngàng vỡ mộng vì công ty mới có nhiều đồng nghiệp chẳng thân thiện tí nào, vì khối lượng công việc ngập đến cổ đến nỗi họ không còn thời gian dành cho gia đình, vì sếp mới quá khắt khe và không cảm thông như thời ở công ty cũ…
3. Công việc nào thực sự phù hợp với bạn?
Nếu bạn muốn đổi việc, phải xác định đâu là niềm đam mê và động cơ thúc đẩy bạn làm việc tốt nhất. Bạn đánh giá cao những giá trị nào: sức khỏe, tiền bạc, cơ hội thăng tiến, sự ổn định hay mối quan hệ gia đình? Điều gì trong công việc mới sẽ làm bạn hài lòng? Nếu bạn xác định tiền bạc là mục tiêu chính, bạn sẽ tìm cho mình công việc lương cao, nhưng hãy nhớ lương cao đồng nghĩa với khối lượng công việc đồ sộ đi kèm. Bạn có chắc mình sẽ đảm nhận nhiều trọng trách hơn không? Hay bạn muốn đổi việc sang một lĩnh vực hoàn toàn khác với công việc hiện tại? Nếu vậy bạn phải chấp nhận đi lên từ những bậc thang thấp hơn.
4. Bạn đã có kỹ năng phù hợp với công việc mới chưa?
Để chuyển sang công việc mới, bạn cần những kỹ năng và năng lực nào? Bạn có thể phát huy hết năng lực của mình ở môi trường nào? Bạn hãy nhớ công việc mới đòi hỏi nhiều kỹ năng mới và cách thức làm việc mới mà bạn cần cập nhật và áp dụng thành công. Nhiều người khi chuyển việc không chú ý đến yếu tố này, và họ đã phải vất vả lắm mới theo đuổi kịp đồng nghiệp.
5. Bạn đã thảm khảo với người cố vấn của mình chưa?
Trước khi nghỉ việc, bạn nên trò chuyện với bạn bè hay những đồng nghiệp mà bạn tin cậy và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mà bạn đang nhắm đến. Họ sẽ cho bạn những tư vấn quý giá nhất như góp ý về kế hoạch công việc của bạn, cho bạn những lời khuyên để tìm được công việc mới phù hợp nhất. Đó là trường hợp của Nam. Trước khi nghỉ việc cậu đã tâm sự với một đồng nghiệp thâm niên trong công ty về 2 khả năng công việc mới của mình. Một bên là việc làm báo ở một tờ báo tên tuổi và một bên về mảng giao tế của một công ty PR tiếng tăm. Cuối cùng Nam đã nghe lời khuyên của người đồng nghiệp này về đầu quân với tờ báo vì vốn dĩ cậu rất yêu viết tin thời sự nóng hổi và giao tiếp với các bạn bè trong báo giới.
Vietnamworks
1. Bạn nghỉ việc vì không hài lòng với công việc hiện tại?
Đừng vì một phút bốc đồng nóng giận với sếp mà nghỉ việc. Có thể bạn rất yêu thích công việc mình đang làm, với đồng nghiệp xung quanh đấy chứ. Và môi trường làm việc hiện tại vẫn là nơi bạn rất hài lòng? Còn ngược lại, bạn đã làm hết sức để cải thiện công việc, môi trường làm việc và các mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp chưa? Bạn đã cân nhắc về môi trường mới với những đồng nghiệp và ban lãnh đạo mới chưa? Bạn sẽ làm gì sau khi thay đổi công việc?
2. “Cỏ ở đồng bên xanh hơn”?
Rất nhiều người đang có một công việc tốt và ổn định nhưng bị hấp lực của một công ty khác to lớn hơn, “hoành tráng” hơn quyến rũ mà quên đi yếu tố quan trọng “Liệu tôi có phù hợp với vị trí mới này, ở công ty mới này không?” Để rồi khi nghỉ việc và chuyển sang công ty mới, họ ngỡ ngàng vỡ mộng vì công ty mới có nhiều đồng nghiệp chẳng thân thiện tí nào, vì khối lượng công việc ngập đến cổ đến nỗi họ không còn thời gian dành cho gia đình, vì sếp mới quá khắt khe và không cảm thông như thời ở công ty cũ…
3. Công việc nào thực sự phù hợp với bạn?
Nếu bạn muốn đổi việc, phải xác định đâu là niềm đam mê và động cơ thúc đẩy bạn làm việc tốt nhất. Bạn đánh giá cao những giá trị nào: sức khỏe, tiền bạc, cơ hội thăng tiến, sự ổn định hay mối quan hệ gia đình? Điều gì trong công việc mới sẽ làm bạn hài lòng? Nếu bạn xác định tiền bạc là mục tiêu chính, bạn sẽ tìm cho mình công việc lương cao, nhưng hãy nhớ lương cao đồng nghĩa với khối lượng công việc đồ sộ đi kèm. Bạn có chắc mình sẽ đảm nhận nhiều trọng trách hơn không? Hay bạn muốn đổi việc sang một lĩnh vực hoàn toàn khác với công việc hiện tại? Nếu vậy bạn phải chấp nhận đi lên từ những bậc thang thấp hơn.
4. Bạn đã có kỹ năng phù hợp với công việc mới chưa?
Để chuyển sang công việc mới, bạn cần những kỹ năng và năng lực nào? Bạn có thể phát huy hết năng lực của mình ở môi trường nào? Bạn hãy nhớ công việc mới đòi hỏi nhiều kỹ năng mới và cách thức làm việc mới mà bạn cần cập nhật và áp dụng thành công. Nhiều người khi chuyển việc không chú ý đến yếu tố này, và họ đã phải vất vả lắm mới theo đuổi kịp đồng nghiệp.
5. Bạn đã thảm khảo với người cố vấn của mình chưa?
Trước khi nghỉ việc, bạn nên trò chuyện với bạn bè hay những đồng nghiệp mà bạn tin cậy và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mà bạn đang nhắm đến. Họ sẽ cho bạn những tư vấn quý giá nhất như góp ý về kế hoạch công việc của bạn, cho bạn những lời khuyên để tìm được công việc mới phù hợp nhất. Đó là trường hợp của Nam. Trước khi nghỉ việc cậu đã tâm sự với một đồng nghiệp thâm niên trong công ty về 2 khả năng công việc mới của mình. Một bên là việc làm báo ở một tờ báo tên tuổi và một bên về mảng giao tế của một công ty PR tiếng tăm. Cuối cùng Nam đã nghe lời khuyên của người đồng nghiệp này về đầu quân với tờ báo vì vốn dĩ cậu rất yêu viết tin thời sự nóng hổi và giao tiếp với các bạn bè trong báo giới.