1. Chế độ hưu trí khi chưa đủ thời gian tham gia BHXH
Bố đẻ
bà Tú nhập ngũ năm 1977, năm 1984 chuyển ngành vào cơ quan nhà nước.
Năm 1992, nghỉ thôi việc theo Quyết định 176/HĐBT nhưng cơ quan mới trả
tiền trợ cấp từ năm 1984-1992, với số tiền là 1.400.000 đồng, còn thời
gian ở quân đội chưa được thanh toán.
Năm 2002, bố bà Tú ký hợp đồng lao động làm việc tại
một doanh nghiệp nhà nước, tính đến nay được 10 năm, còn 7 năm nữa thì
đủ 60 tuổi. Bà Tú muốn được biết chế độ nghỉ hưu của bố bà sẽ được tính
như thế nào, có được hưởng chế độ đối với thời gian công tác tại quân
đội không và thời gian công tác đã được chi trả trợ cấp thôi việc thì
đến nay có được tính hưởng bảo hiểm xã hội không?
Trả Lời
Đến
năm 2002, bố bà Tú ký kết hợp đồng lao động làm việc tại một doanh
nghiệp nhà nước, đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến nay được
10 năm. Năm 2019, bố bà Tú đủ 60 tuổi, nếu quá trình đóng bảo hiểm xã
hội từ nay đến thời điểm đó không bị đứt quãng, gián đoạn thì bố bà Tú
có 17 năm tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã
hội thì người lao động nam đủ 60 tuổi và 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
trở lên được hưởng lương hưu. Trường hợp bố bà Tú khi đủ 60 tuổi và có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội 17 năm không đủ điều kiện hưởng lương hưu
hàng tháng.
Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 55 và Điều 56 Luật Bảo
hiểm xã hội bố bà Tú được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với
người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một
lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng
1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã
hội.
Theo khoản 2, Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội thì người
đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có từ đủ 15
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20
năm, kể cả những người đã có từ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở
lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu đóng bảo hiểm xã
hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng
chế độ hưu trí và tử tuất.
Đến khi đủ 60 tuổi, có đủ 17 năm đóng bảo hiểm xã
hội, bố bà Tú có thể lựa chọn một trong hai hình thức, nhận bảo hiểm xã
hội một lần, hoặc tiếp tục đóng nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 3 năm
để được hưởng chế độ hưu trí.
2. Đến tuổi hưu, có được tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Tôi năm nay 60 tuổi, đến tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian tham gia BHXH
chỉ mới 15 năm, còn thiếu 5 năm nữa mới được hưởng lương hưu. Thời gian
tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của tôi là 14 tháng. Vậy nếu
tôi tiếp tục đi làm để đủ thời gian hưởng lương hưu thì có được tiếp tục
đóng BHTN và hưởng trợ cấp khi thất nghiệp hay không? Nếu tôi không
muốn đi làm nữa thì có được trợ cấp thất nghiệp không?
Trả Lời :
Bà Nguyễn Thị Dân - trưởng phòng lao động, tiền lương, tiền công Sở LĐ-TB&XH TP.HCM:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN thì đối tượng tham gia BHTN là người lao động làm việc trong doanh nghiệp có sử dựng từ 10 người lao động trở lên, giao kết loại hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Do đó trường hợp người lao động nam hết tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng chế độ hưu trí, có nguyện vọng tiếp tục làm việc để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHTN. Nếu người lao động này nghỉ việc để hưởng lương hưu hàng tháng sau khi đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm thì trường hợp này không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do không thuộc trường hợp bị thất nghiệp.
Trường hợp người lao động hết tuổi lao động mà chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng lương hưu, nếu người lao động hội đủ 3 điều kiện hưởng BHTN theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc, cụ thể:
1. Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.
Tuy nhiên, nếu người lao động được hưởng các quyền lợi của chính sách BHTN thì bên cạnh đó người lao động phải thực hiện nghĩa vụ hàng tháng phải đến cơ quan lao động để thông báo việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN thì đối tượng tham gia BHTN là người lao động làm việc trong doanh nghiệp có sử dựng từ 10 người lao động trở lên, giao kết loại hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Do đó trường hợp người lao động nam hết tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng chế độ hưu trí, có nguyện vọng tiếp tục làm việc để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHTN. Nếu người lao động này nghỉ việc để hưởng lương hưu hàng tháng sau khi đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm thì trường hợp này không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do không thuộc trường hợp bị thất nghiệp.
Trường hợp người lao động hết tuổi lao động mà chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng lương hưu, nếu người lao động hội đủ 3 điều kiện hưởng BHTN theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc, cụ thể:
1. Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.
Tuy nhiên, nếu người lao động được hưởng các quyền lợi của chính sách BHTN thì bên cạnh đó người lao động phải thực hiện nghĩa vụ hàng tháng phải đến cơ quan lao động để thông báo việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tổng Hợp