Ê KÍP LÃNH ĐẠO


I Một số thuật ngữ cần quan tâm
1. Lãnh đạo
           
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Theo thống kê từ năm 1981 cho đến nay, có hơn 5.000 công trình nghiên cứu về khái niệm lãnh đạo từ rất nhiều các khía cạnh, các lãnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Đây là một trong những đề lài nghiên cứu rộng lớn nhất trong Tâm lý học, đặc biệt là Tâm lý học công nghiệp và tổ chức.
            Để minh họa rõ hơn, sau đây xin nêu một vài khái niệm về sự lãnh đạo trong các công trình nghiên cứu

            - “Lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc của một tổ chức để đạt được những mục tiêu mong muốn” (Jonh D. Millet)
            -“ Lãnh đạo là hoạt động có ảnh hưởng đến người khác nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, mà những mục tiêu này thỏa mãn được những mong muốn của mọi người” (Ordway Tead).
            - Lãnh đạo là sự vận dụng quyện lực, là sự định hướng, dẫn dắt và kiểm tra người khác trong hoạt động quản lý.
            - Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức…
2.         Ê kíp
           
Ê kíp là một khái niệm vẫn chưa được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì vậy, khi nhắc đến thuật ngữ ê kíp, người ta thường nghì đến ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Người ta thường cho rằng ê kíp giống như “phe phái”, “bè cánh” của một số người kết hợp lại.
            Song dựa trên những nghiên cứu đã có, thuật ngữ ê kíp được phát biểu bằng những ý sau :
            - “Ê kíp là tập hợp một nhóm thợ thuyền cùng làm một công việc”. hay “Ê kíp là tập hợp các vận động viên cùng một đội tuyển” (Theo từ điền Larousse củ Pháp)
            - “Ê kíp là nhóm người làm việc ăn ý với nhau” (từ điền tiếng Việt)
            - “Ê kíp là một nhóm người được tổ chức ra, mỗi người một việc, phối hợp với nhau làm một nhiệu vụ chung” (Lê Tuấn Lộc)
Ê kíp là một loại nhóm nhỏ của những người cùng tiến hành một hoạt động chung, giữa các thành viên có sự tương hợp tâm lí cao và phối hợp hành động một cách chặt chẽ.
II         Ê kíp lãnh đạo  
            Ê kíp lãnh đạo là một loại ê kíp đặc biệc – ê kíp của những người lãnh đạo trong tổ chức. Ta có khái niệm về ê kíp lãnh đạo như sau : “ê kíp lãnh đạo là nhóm nhỏ của những người lãnh đạo một tổ chức cùng tiến hành một hoạt động quản lý, giũa họ có sự tương hợp tâm lý ca và phối hợp hành động chặt chẻ”.
            Vậy ta nhận thấy rằng, ê kíp lãnh đạo không phải là hiện tựng tiêu cực mà mọi người vẫn quan niệm rằng có sự liên kế “bè phái”, “vây cánh”. Vì vậy, một ê kíp lãnh đạo tốt có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất.
            Sự khác nhau giữa ban lãnh đạo và một ê kíp lãnh đạo là mức độ tương hợp tâm lý và phối hợp hành động giữa các thành viên trong nhóm những người lãnh đạo. Và đó cũng là hai thành tố quan trọng trong một ê kíp lãnh đạo.
            Công việc lãnh đạo đòi hỏi phải có một êkip lãnh đạo, không có không được. một cá nhân không thể thực hiện được tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, không thể tồn tại nếu chỉ có một mình. Có một êkip sẽ đảm bảo sự đồng thuận, đoàn kết để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhìn chung, một êkip lãnh đạo phải thể hiện vai trò quyết định của mình trong doanh nghiệp, giống như bộ não của con người, êkip là bộ não của doanh nghiệp. một doanh nghiệp nếu không có một bộ não tốt thì làm sao doanh nghiệp đó có thể hoạt động. nếu êkip có vấn đề sẽ làm cho cả doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và không tạo nên một doanh nghiệp thực thụ.
1.         Hai thành tố cơ bản của ê kíp lãnh đạo
            a) Tương hợp tâm lý của ê kíp lãnh đạo.
            Theo N N. Ôpozop cho rằng : “Tương hợp tâm lý là kết quả của sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các cá nhân thể hiện sự hài long cao nhất giữa họ.
            Theo A V. Svenhisinxki cho rằng : “Tương hợp là sự thích ứng lẫn nhau của các cá nhân trong quá trình hoạt động chung nhằm tạo ra sự phối hợp hành động
            M. Moa lại xem tương hợp là sự thỏa mãn nhu cầu và các hành vi của các cá nhân trong nhóm.
            K K. Platonop cho rằng : “Tương hợp là sự lien kết giữa các cá nhân để tạo ra sự toàn vẹn và quá trình cấu kết bên trong của nhóm.
            * Như vậy khi nói đến sự tương hợp của nhóm là quá trình bên trong của nhóm – quá trình các cá nhân hòa hợp. Khi nói tới tương hợp tâm lý, ta nhắc đến hai khía cạnh : tương hợp tâm sinh lý và tương hợp tâm lý xã hội. Tương hợp tâm lý của ê kíp lãnh đạo là sự hòa hợp, thích ứng lẫn nhau và sự phối hợp tối ưu các đặc điểm tâm lý cá nhân để tạo ra sự thống nhất cao của ê kíp lãnh đạo.
            - Tương hợp Tâm sinh lý : Là tương hợp về các đặc điểm về thần kinh, tính cách, khí chất… giữa các thành viên trong ê kíp. Sự tương hợp tâm sinh lý giữa các thành viên của ê kíp lãnh đạo là sự kết hợp một cách hài hòa và có hiệu quả các đặc điểm của các khí chất và tính cách khác nhau của các cá nhân nhằm tạo ra hiệu quả cao hoạt động chung của toàn ê kíp. Đó là sự kết hợp giữa các mặt mạnh và mặt yếu của các khí chất và tính cách.
            - Tường hợp tâm lý xã hội : là sự tương hợp về động cơ, nhu cầu, mục đích, lợi ích, định hướng giá trị, sự hứng thú, phong cách làm việc, các đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Khi nói đến sự tương hợp về động cơ giữa các thành viên trong ê kíp lãnh đạo là đề cập tới sự tương hợp về nhu cầu giữa họ.
            b) Phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo.
            Hoạt động quản lý của ê kíp lãnh đạo là sự phối hợp hành động một cách chặt chẽ giữa các thành viên. Sự phối hợp này tương tự như trong một dây chuyền sản xuất, nó thể hiện ở sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp giữa các thành viên.
            Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình lãnh đạo, các thành viên trong ê kíp lãnh đạo phải làm việc một cách tự giác và có trách nhiệm cao. Đồng thời, sự phối hợp hành động tốt giữa các thành viên trong một ê kíp lãnh đạo thì sự phân công công việc trong ê kíp phải dựa trên năng lực, sở trường, sở đoản của mỗi người. Và một yếu tố nữa để tăng cường sự phối hợp hành động trong một ê kíp lãnh đạo là các thành viên phải có tinh thần kỹ luật cao. Có kỹ luật thì quá trình lao động mới có tổ chức, năng suất thu được sẻ cao và hiệu quả hơn.
            c) Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo
            Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo là hai yếu tố quyết định sự hình thành và tồn tại của một ê kíp lãnh đạo. Hai yếu tố này có sự quan hệ bỗ trợ cho nhau. Tương hợp tâm lý là tiêu đề, là điều kiện cho sự phối hợp hành động. Mặt khác, sự phối hợp hành động làm cho sự tương hợp tâm lý của các thành viên trong ê kíp lãnh đạo ngày càng phát triển.
            Có thể nói, sự tương hợp tâm lý là cái bên trong và sự phối hợp hành động là cái bên ngoài, cái hình thức của ê kíp lãnh đạo. Đây là hai mặt thống nhất nhau, không thể tách rời nhau, cái này là điều kiện của cái kia và ngược lại. Đây là mối quan hện biện chứng, tương hổ và bổ trợ lẫn nhau. Hai yếu tố này luôn luôn đan xen vào nhau.
2.         Một số mô hình ê kíp lãnh đạo
            Việc xách định và định hình nên một ê kíp lãnh đạo có ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động sản xuất của toản bộ một tập thể đa tồn ta xung quanh nó. Có một số tiêu chí để định hình nên một ê kíp lãnh đạo như:
            - Theo động cơ hoạt động ta có ê kíp lãnh đạo chân chính và ê kíp lãnh đạo tiêu cực.
            - Theo tính chất của mối quan hệ giữa các thành viên ta có ê kíp lãnh đạo theo quan hệ bạn bè, ê kíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống
            a) Ê kíp lãnh đạo chân chính :
            Ê kíp này được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở của một động cơ chân chính, đúng đắn. Sự hình thành này hoàn toàn dựa trên nhu cầu và lợi ích chung của tất cả những thành viên trong ê kíp, của cả một tập thể cùng hoạt động. Đồng thời những lợi ích này cũng được hài hòa với những lợi ích mà ê kíp này mang lại cho xã hội.
            Theo mô hình này, các thành viên trong ê kíp hoạt động dựa trên tinh than hổ trợ, giúp đở lẩn nhau. Các hoạt động của từng thành viên nói riêng và của cả một ê kíp nói chung đêu tuân theo một quy tắc là lợi ích chung, những hoạt động này đề tuân theo một chuẩn mực nhất định của pháp luật, của xã hội. Ở mô hình này, các hoạt động của ê kíp không manh tính vụ lợi, không có hiện tượng bè phái hay các tệ nạn như tham ô, hối lộ
            Đây là một mô hình ê kíp lãnh đạo tích cực mà hiện nay chúng ta đang tích cực xây dựng trong các tổ chức. Từ những tổ chức doanh nghiệp đế tổ chức quản lý nhà nước.
            b) Ê kíp lãnh đạo tiêu cực :
            Không như mô hình tổ chức lãnh đạo chân chính, mô hình ê kíp lãnh đạo tiêu cực được xây dựng dựa trên cơ sở của một động cơ không tích cực mà thậm chí là tiêu cực. Ở mô hình này hướng đến sự thỏa mãn và đáp ứng lợi ích cá nhân của các thành viên trong ê kíp. Các lợi ích của cả tổ chức và của xã hội lại không được quan tâm.
            Thực chất đây là sự cấu kết giữa những người lãnh đạo để thực hiện hành động tham ô, trục lợi tiền của của nhà nước, của tập thể. Nó được xem như dạng “kết bè kết phái”. Động cơ và hoạt động của mô hình ê kíp này thường trái với các chuẩn mực chung của xã hội. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của mô hình này nhằm mang lại cho xã hội một bộ mặt lãnh đạo trong sáng hơn.
            c) Ê kíp lãnh đạo theo quan hệ bạn bè :
            Ê kíp lãnh đạo này được xây dựng dựa trên cơ sở quan hệ bạn bè. Đây là một mô hình ê kíp lãnh đạo khá phổ biến. Ê kíp loại này có thể là một ê kíp lãnh đạo tích cực hoặc tiêu cực là hoàn toàn dựa trên động cơ hoạt động.
            Trong những năm qua, sự phát triển của các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn đã tạo điều kiện hình thành mô hình ê kíp này. Các thành viên trong ê kíp lãnh đạo là những người bạn thân có cùng chí hướng với nhau, cùng hợp tác và phát triển nên những công ty vừa và nhỏ cho đến những công ty lớn. Mang lại thu nhập cho bản than từng người trong ê kíp lãnh đạo, thúc đẩy nên kinh tế nước nhà phát triển. Có thể xem đây là một mô hình ê kíp lãnh đạo tích cực, chân chính.
            d) Êkíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống :
            Đặc trưng của mô hình ê kíp lãnh đạo này là tập hợp người của một dòng họ hay của một gia đình. Ta thường thấy mô hình ê kíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống là chế độ vua chúa phong kiến ở các nước phương Đông trước đây. Các tập đoàn kinh tế lớn cũng được tổ chức một ê kíp lãnh đạo này. Trong ê kíp lãnh đạo loại này, các thành viên trong dòng họ, trong gia đình sẽ giữ vai trò chủ chốt để điều hành công việc.
            Đối với mô hình ê kíp này, sự tương hợp tâm lý và phối hợp hành động hoàn toàn phụ thuộc và lợi ích của gia đình, của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình ê kíp lãnh đạo này cũng phải tuân theo những chuẩn mực của pháp luật.