Sự bất cập của Luật lao động đối với doanh nghiệp

Trong quá trình làm việc, tại công ty tôi, quy chế đào tạo công ty có quy định "bồi hoàn chi phí đào tạo", trong quy định này, quy định rất rõ tương ứng với số tiền đào tạo là số năm người lao động phải cam kết làm việc cho công ty. Trong trường hợp thôi việc trước thời hạn phải bồi thường 100% chi phí đào tạo.

Có một nhân viên A, sau khi được cho đi Sing học tập, với chi phí là 5000 USD, cam kết làm việc cho công ty trong 5 năm. Đến năm thứ 3, nhân viên A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và làm rất đúng luật: báo trước 45 ngày (hợp đồng không xác định thời hạn) và sau 45 ngày, nhân viên A nghỉ việc với một lời hứa sẽ trả dần chi phí đào tạo này.


Lời hứa không được tuân thủ, công ty tôi quyết định khởi kiện thì khi kiểm tra lại các quy định của luật lao động làm cơ sở tiến hành khởi kiện thì...


Theo khoản 3 Điều 41 Bộ luật lao động quy định : “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì
phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ”. Đọc đến đây, cô nhân viên phụ trách pháp lý mừng rơn, nhưng....

Theo Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động quy định: “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo…
trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.”

Chúng tôi mở điều 37 ra thì hỡi ôi, theo Điều 37 khoản 3 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
có quyền chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày…”.

Đọc đến đây, cả phòng chúng tôi muốn "té ngửa" vì quy định này, như vậy, anh A mà chúng tôi vẫn đang "hăm hở" để kiện thì hoàn toàn lại được trắng án vì tuân thủ điều 37 Luật lao động, báo trước 45 ngày.


Như vậy, với các quy định của luật lao động hiện nay đang là kẽ hở rất lớn làm ảnh hưởng đến người sử dụng lao động. Hy vọng lần sửa đổi Luật Lao động lần này các hướng dẫn áp dụng sẽ giải quyết được tình trạng này.

----------------
Theo dõi chúng tôi tại: https://www.facebook.com/www.careervision.vn

SWOT Nghệ Thuật Nhận Diện Bản Thân

      “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
“ Cơ hội chỉ đến với những tư tưởng có chuẩn bị.”
– Loius Pasteur

Trong cuộc sống, ai biết cách tận dụng thế mạnh và tài năng của mình thì sẽ dễ dàng đạt được thành công cũng như gặp ít khó khăn hơn nếu nhận biết được điểm yếu và kiểm soát chúng.
Nhưng làm sao để biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu? Làm sao phân tích cơ hội và nguy cơ. Đó là lúc bạn cần dùng tới kỹ thuật phân tích SWOT.
SWOT có một sức mạnh đặc biệt giúp bạn khám phá cơ hội tiềm ẩn, thấu hiểu điểm yếu để từ đó kiểm soát và loại trừ những nguy cơ làm tổn thương tới khả thăng tiến.

Làm sao sử dụng công cụ này?


Để thực hiện một bản phân tích SWOT, hãy in mẫu biểu ra và trả lời câu hỏi trong 4 lĩnh vực sau.
• Điểm mạnh
  • Ưu điểm nào chỉ bạn mới có? (ví dụ: kỹ năng, bằng cấp, giáo dục hoặc các mối quan hệ)?
  • Việc nào bạn có thể làm tốt hơn người khác?
  • Bạn đang sở hữu những mối quan hệ cá nhân nào?
  • Đâu là những điểm mạnh được người khác công nhận (cụ thể là sếp của bạn)?
  • Bạn tự hào nhất về thành công nào của mình?
  • Giá trị nào không ai có ngoài bạn ra?
  • Bạn có những mối quan hệ cá nhân khiến người khác phải thèm muốn? Nếu có, mức độ thân thiết tới đâu?
Cân nhắc từng câu trả lời trên quan điểm của bạn và của mọi người xung quanh. Nhớ đừng quá khiếm tốn hay rụt rè mà phải thật sự khách quan thì đánh giá mới chính xác.
Nếu thấy khó chỉ ra điểm mạnh ngay lập tức, hãy liệt kê hết tất cả tính cách của bạn và tìm xem điểm mạnh của mình đang nằm ở đâu. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách nhận biết điểm mạnh trong bài viết khác của chúng tôi: Your Reflected Best Self™”.

Gợi ý:

Hãy thử phân tích những điểm mạnh của mình trong mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ví dụ, nếu bạn là một nhà toán học giỏi nhưng những người xung quanh cũng giỏi ko kém, thì đó không được xem là thế mạnh mà chỉ là một trong những điều đầu tiên để gia nhập nhóm.
• Điểm yếu
  • Đâu là công việc bạn hay trốn tránh vì không tự tin mình có thể làm tốt?
  • Mọi người nhận xét đâu là điểm yếu của bạn?
  • Bạn có hoàn toàn tự tin về trình độ và kỹ năng làm việc của bạn không? Nếu không, đâu là điểm yếu nhất của bạn?
  • Đâu là thói quen xấu của bạn trong công việc? (ví dụ, bạn thường hay trễ giờ, làm việc không có kế hoạch, nóng tính, thiếu khả năng kiểm soát căng thẳng)
  • Tính cách nào khiến bạn đi lùi trong công việc? Ví dụ, sợ nói trước đám đống sẽ là cản lực lớn nếu bạn phải tổ chức các cuộc họp định kì.
Nhớ nhận xét những yếu điểm đó từ góc nhìn của bản thân và của người ngoài cuộc. Điểm yếu nào bị mọi người nhìn ra mà bạn lại không thấy? Đồng nghiệp có liên tục qua mặt bạn trong những lĩnh vực quan trọng không? Tốt nhất là hãy chấp nhận thực tế và đối mặt sự thật càng sớm càng tốt.
• Cơ hội
  • Kỷ nguyên công nghệ mới giúp gì được cho bạn? Bạn có nhận được sự giúp đỡ từ người khác qua Internet không?
  • Ngành của bạn có đang tăng trưởng không? Nếu có, bạn có thể tận dụng được điều gì từ thị trường hiện tại?
  • Bạn cómối quan hệ đối tác chiến lược nào để giúp đỡ khi cần thiết không?
  • Bạn nhận thấy công ty đang có xu hướng ra sao? Làm sao để tận dụng cơ hội đó?
  • Đối thủ của bạn có thất bại khi giải quyết một vấn đề quan trọng nào không? Nếu có, liệu bạn có thể tận dụng sai lầm đó để làm tốt hơn không?
  • Công ty hoặc thị trường đang cần gì mà chưa ai đáp ứng được?
  • Khách hàng và đối tác có phàn nàn gì về công ty không? Nếu có, liệu bạn có giải pháp không?
Hãy thử tìm kiếm cơ hội bằng một trong những cách sau:
  • Tham gia các buổi gặp gỡ xã giao, lớp học, hội thảo
  • Đảm nhiệm một vài dự án khi đồng nghiệp đi nghỉ phép dài hạn.
  • Cố gắng học thêm một vài kỹ năng mới như nói chuyện trước công chúng hoặc quan hệ quốc tế khi được giao một dự án mới hoặc một vai trò mới
  • Tận dụng kỹ năng đặc biệt của mình (thông thạo ngoại ngữ chẳng hạn) để tỏa sáng khi công ty mở rộng hoặc sáp nhập.
Quan trọng là bạn phải có khả năng nhận ra và tận dụng điểm mạnh cũng như nhận biết và hạn chế điểm yếu để nắm bắt cơ hội trong tầm tay.
• Nguy cơ
  • Bạn đang phải đối mặt với khó khăn gì trong công việc?
  • Bạn có đang bị đồng nghiệp cạnh tranh về chức vụ hoặc dự án nào không?
  • Liệu công việc (hoặc yêu cầu công việc) của bạn có bị thay đổi không?
  • Công nghệ thay đổi có đe dọa tới vị trí của bạn?
  • Yếu điểm nào có thể dẫn bạn tới nguy cơ?
Có thể nói, SWOT chính là công cụ giúp bạn quyết định nên làm gì để tận dụng cơ hội và giải quyết rắc rối.
Ví dụ về phân tích SWOT
Lý thuyết là vậy. Còn trên thực tế, một bản đánh giá SWOT sẽ như thế nào? Cùng tham khảo bản phân tích SWOT của Ngân, một giám đốc quảng cáo nhé.
• Điểm mạnh
  • Tôi rất sáng tạo. Khách hàng rất thích cách tiếp cận mới của tôi về thương hiệu.
  • Tôi giao tiếp tốt cả với khách hàng và đồng nghiệp.
  • Tôi có thể đặt các câu hỏi quyết định để tìm ra một cách tiếp thị đúng đắn
  • Tôi luôn cố gắng hết sức vì thành công của thương hiệu.
• Điểm yếu
  • Tôi luôn ép mình và mọi người phải làm việc thật nhanh. Tôi thích gạch bỏ từng công việc ra khỏi “Bản ưu tiên công việc” càng nhanh càng tốt. Do chạy theo số lượng nên đôi khi chất lượng công việc của tôi không suôn sẻ.
  • Chính đòi hỏi đó khiến tôi luôn rơi vào căng thẳng, đặc biệt khi có quá nhiều việc phải làm.
  • Tôi hồi hộp khi trình bày ý tưởng với khách hàng. Tôi sợ nói chuyện trước mọi người tới nỗi nhiều khi chẳng còn hứng thú gì với việc thuyết trình nữa.
• Cơ hội
  • Một đối thủ cạnh tranh lớn của công ty đã gây ra tai tiếng vì cư xử không hay với các khách hàng nhỏ hơn.
  • Tôi sẽ tham gia một hội thảo lớn về tiếp thị vào tháng tới. Tôi có thể tìm kiếm các mối quan hệ mới và được tham dự vào một vài khóa huấn luyện hay ho.
  • Giám đốc mỹ thuật của phòng sáng tạo sẽ nghỉ thai sản sớm. Tôi có thể tận dụng cơ hội tuyệt vời này đảm nhiệm thêm một vài nhiệm vụ của cô ấy.
• Nguy cơ
  • Sang là một diễn giả hùng hồn đang cạnh tranh với tôi ở vị trí giám đốc mỹ thuật.
  • Do sự thiếu hụt nhân viên trong thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị quá tải khiến khả năng sáng tạo bị giảm sút.
  • Ngành tiếp thị đang tăng trưởng chậm. Nhiều công ty đã cho nhân viên nghỉ việc và công ty cũng đang xem xét cắt giảm nhân sự.
Dựa trên kết quả phân tích này, Ngân đã táo bạo tiếp cận Sang để thảo luận về chuyện giám đốc nghệ thuật. Ngân đề nghị rằng cả cô và Sang sẽ cùng nhau thực hiện công việc đó trên cơ sở tận dụng điểm mạnh của mỗi người. Thật ngạc nhiên là Sang cũng thích ý tưởng đó. Sang biết mình có khả năng diễn thuyết rất tốt, nhưng anh cũng thừa nhận ý tưởng sáng tạo của Ngân thật sự rất tuyệt vời.
Bằng cách cùng nhau cộng tác, Ngân và Sang có thể khiến khách hàng nhỏ cảm thấy thỏa mãn về dịch vụ của công ty và giúp họ khai thác tối đa điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Điểm cốt lõi:

Tóm lại, ma trận SWOT là một lược đồ hiệu quả để phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như chỉ ra cơ hội và nguy cơ mà bạn đang đối mặt. Từ đó giúp bạn tập trung phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội một cách tốt nhất

Nguồn: 15phut

Tư vấn kí hợp đồng lao động ( HRL SaiGon)

Dear Các ACE

           Công ty em tháng 8 này có tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động đã qua thời gian thử việc, khi phòng HCNS đưa HĐLĐ và phổ biến trực tiếp các quyền lợi với NLĐ nhưng có khoảng đến 11 người không chịu ký Hợp đồng với lý do: khi ký hợp đồng bị trừ các khoản đóng BHXH. P.HCNS có báo cáo với Ban lãnh đạo cty về những trường hợp này thì nhận được chỉ đạo ko cho NLĐ nghỉ việc mà cho ký cam kết ko khiếu nại về sau. Nhưng theo luật như vậy thì ko được, bây giờ P.NS rất bối rối ko biết phải gải quyết như thế nào cho hợp lý mà vẫn giữ người lao động làm việc
Rất mong các ACE tư vấn giúp mình.
Cảm ơn mọi người rất nhiều.
----------------Trả Lời:

Hi Nga,

Bạn tham khảo cách này nhé:
1. Yêu cầu NLĐ viết cam kết tự nguyện không tham gia BHXH. Ai tham gia thì cho tham gia;
2. Trả trực tiếp vào lương phần % BHXH, BHYT & BHTN, 4% phép năm.
3. Ký HĐ theo việc, thời vụ & Trả trực tiếp vào lương phần % BHXH, BHYT & BHTN, 4% phép năm.

Ninh Vicente Nguyen – Compliance & HRM Nam Lee Hải Dương



Hii
Theo minh thi:
- Ban phai hop tatca nhung CN nay va giai thich cho nguoi ta hieu, day la luat dinh, Cty va nguoi LD bat buoc deu phai tham gia BH, Cty dong va nguoi LD dong (%). Ban cung phai giai thich ro quyen loi cua NLD khi tham gia BH. Dan chung bang cac van ban luat LD va BH.
- Ban phai giai thich cho Ban GD cua cty ro va cung thuyet phuc nguoi LD hieu ro van de nay. Khong the yeu cau CN ky Cam ket khong khieu nai nay kia, vi: Lam nhu vay la khong dung luat, mat khac, doi voi CN thi cam ket cung chi la cam ket, khi ho doi y thi ho chang con biet co cam ket hay khong cam ket, dua ra co quan lao dong thi Cty ban van la ben thua thiet.
- Van de cho CN ky Hop dong thoi vu: Ban can xem xet cong viec ma CN lam co phai la cong viec cho thoi vu hay khong hay cong viec lau dai. Neu la cong viec lau dai thi ban khong the lam nhu the. Khi co quan nha nuoc kiem tra thi...phien phuc !
  Hon nua neu nhung nguoi nay khong dong y ky HDLD thi minh nghi Cty ban cung nen ket thuc voi ho va tuyen dung so khac bo sung (thoi diem nay cung de tuyen dung ma -theo minh thay). CN bay gio rat biet luat thi tai sao ho lai co suy nghi nhu vay, sau nay lam viec chinh thuc tai cty thi ho se con co nhung yeu sach gi nua ?! luc do se cang kho giai quyet hon !
Vai y kien nho de ban kham thao !
Moi nguoi co cao kien thi gop them nha !
Cam on !
Binh -DIAMOND VN


101 ngành nghề: Biên Dịch Viên (Translator)

Biên dịch viên, hay người làm công tác dịch thuật, chuyển ngữ một tài liệu, văn bản (bản thảo, tài liệu in, sách báo, tạp chí v.v..) từ một ngôn ngữ này (nguồn) sang một ngôn ngữ khác (đích) mà vẫn giữ chính xác được ý nghĩa của văn bản gốc.

Biên dịch viên có thể được yêu cầu làm các công tác sau đây:

- Nghiên cứu văn bản gốc để hiểu ý nghĩa và chuyển nó qua ngôn ngữ cần dịch và truyền đạt được ý nghĩa nguyển thủy.
- Dịch thuật các tài liệu văn bản thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau (từ thư tín giao dịch kinh doanh, đơn xin việc cho đến các bài viết khoa học chuyên sâu v.v..)
- Đảm bảo các thuật ngữ, cách hành văn đặc thù của một lĩnh vực chuyên môn nhất định ( vd: luật, hàng không) được dịch chính xác.
- Chuyển đạt tinh thần và cảm xúc của một tác phẩm văn học qua một bản dịch.
- Dịch các tài liệu tiếng nước ngoài hoặc các ngôn ngữ cổ thành tiếng Việt đương đại hoặc một ngôn ngữ khác.
- Biên dịch phụ đề tiếng Việt cho phim hoặc các chương trình truyền hình nước ngoài.
- Sử dụng từ điển và các nguồn thông tin khác để xác định chính xác một nhóm chữ hay đoạn văn.
- Hiệu đính tài liệu dịch thuật hoặc trau chuốt lại văn phong, câu chữ.
- Sử dụng máy tính, các phần mềm xử lý văn bản để soạn thảo, biên dịch và gởi các tài liệu dịch đến nơi yêu cầu.
         Biên dịch viên có thể chuyên 1 ngôn ngữ như Anh, Nhật, Hàn, Trung...hoặc một chuyên ngành nhất định như sức khỏe, khoa học, giáo dục...

     Yêu cầu nghề nghiệp:
- Thành thạo ngoại ngữ làm việc đồng thời nắm vững tiếng việt
- Am hiểu và biết chấp nhận các khác biệt văn hóa của những ngôn ngữ khác nhau
- Có óc sáng tạo và kỹ năng nghiên cứu giỏi
- Có năng lực tập trung cao
- Có khả năng nhớ tạm thời tốt
- Kiến thức tổng quát rộng


Tri Thức Là Sức Mạnh

Bất cứ thành công nào có được trên đời cũng phải có sự đầu tư đúng đắn.

Thành công không tự đến, cũng không phải là thứ hàng có sẵn để chúng ta đưa tay với lấy, mà thành công là cái đích của một quá trình tích lũy lâu dài. Cũng như khi được sinh ra, chúng ta dần biết bò rồi mới biết đi, chúng ta cũng phải học hỏi dần để hoàn thiện chính mình khi bước vào đời. Chúng ta tiếp thu tri thức của nhân loại, học hỏi những kinh nghiệm từ người khác và cả từ những vấp ngã ban đầu...

           Tri thức dường như là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu cho mỗi người trên con đường đến mục tiêu. Bạn đang mong ước điều gì cho cuộc đời mình: trở thành một doanh nhân, một kiến trúc sư hay thậm chí đơn giản là trở thành một ông bố, bà mẹ tốt? Không có điều gì tự đến khi ta không xác định mục tiêu cho mình để nhận diện về nó rõ ràng. vấn đề tiếp theo bạn cần làm đó là tìm kiếm kiến thức để giúp bạn đi đến mục tiêu này, bởi vì chỉ có kiến thức mới có sức mạnh biến ước mơ của bạn thành hiện thực và đem đến cơ hội thành công cao hơn bất kì phương cách nào khác.

           Chỉ cần bỏ ra mỗi ngày 30 phút để trau dồi kiến thức cho mình, bạn sẽ thấy những kết quả thực sự đang diễn ra. Hay bạn còn chần chờ vì một lý do khá phổ biến: "tôi biết đào đâu ra 30 phút mỗi ngày trong khi bận rộn hàng núi công việc như thế này?". Khi bạn nói điều này tức là bạn đang nói dối, mỗi ngày bạn tiêu phí thời gian cho việc mua sắm, vào việc "tám" trên điện thoại, facebook, xem phim... Sinh viên chúng ta ai cũng có mong muốn:" khi ra trường tôi muốn có việc làm, muốn có cơ hội thăng tiến..." mà bạn quên đi rằng, nếu bạn không có kiến thức thì chẳng bao giờ bạn có được những gì bạn mong muốn.
           Ngạn ngữ có câu: "Chúng ta không thể có những gì mơ ước nếu không bắt tay vào thực hiện chúng".
           30 phút mỗi ngày tương đương với 180 giờ mỗi năm. Nếu duy trì thực hiện được điều này một cách thường xuyên, bạn thử hình dung xem mình sẽ tích  lũy được bao nhiêu lượng tri thức sau ngần ấy thời gian. Giả sử bạn đọc xong một quyển sách trung bình trong 4 giờ, vậy trong một năm, với ngần ấy thời gian trích ra, bạn có thể đọc được 45 quyển sách. Thật bất ngờ phải không?
           Kiến thức là sức mạnh. Kiến thức giúp ta tự tin khi phải đưa ra những quyết định khó khăn và vững vàng trước nghịch cảnh. Vậy thì tại sao chúng ta không lên kế hoạch cho mình ngay từ bây giờ?

Sưu Tầm